Thế giới

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

ClockThứ Ba, 21/02/2023 18:15
TTH.VN - Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thổ Nhĩ Kỳ dừng phần lớn chiến dịch cứu hộ các nạn nhân động đấtĐộng đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria: Cần tăng gấp 3 lần số tiền cứu trợNở rộ lừa đảo quyên góp cho các nạn nhân động đất trên TikTok, TwitterĐộng đất ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria: Số nạn nhân thiệt mạng lên gần 40.000Việt Nam hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria khắc phục hậu quả động đất

Đống đổ nát sau các trận động đất liên hoàn xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria vào đầu tháng 2 vừa qua. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Mất mát quá lớn

Bất ngờ, kinh hoàng, bị bao trùm bởi đau buồn và thống khổ - một cậu bé điên cuồng tìm kiếm người thân trong các đống đổ nát và tuyệt vọng kêu cứu.

Bất lực, cay mắt do bụi dày đặc nhưng vẫn gồng mình tìm kiếm người thân và nạn nhân. Đây là câu chuyện của nhiều người sau trận động đất kinh hoàng xảy ra vào ngày 6/2 tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria.

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Điều này vô tình có thể cản trở mức độ đưa tình hình trở lại bình thường, bởi ở mức độ nguy hiểm, trận động đất đã ảnh hưởng đến phúc lợi của hàng triệu người và gây bất ổn tạm thời cho các quốc gia này.

Được biết, trận động đất được mô tả là tồi tệ nhất trong số tất cả các trận động đất xảy ra trong suốt 1 thập kỷ qua.

Theo đó, điều cần thiết lúc này là có một lực lượng đặc nhiệm để triển khai tối đa những gì cần thiết cho tiến trình khắc phục thảm họa.

Trách nhiệm của toàn cầu

Nhìn chung, tất cả các nước đều đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt gánh nặng cho hai quốc gia này.

Hậu quả do đại dịch COVID-19 gây ra, môi trường kinh tế quốc tế đầy biến động ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, cộng thêm đó là các vấn đề tồn tại từ trước đã gây khó khăn cho cả hai quốc gia và sự tàn phá to lớn của trận động đất có nguy cơ đẩy Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đến mức suy yếu nghiêm trọng.

Do đó, điều cấp thiết là tập hợp sức mạnh tổng hợp của các quốc gia để trực tiếp giải quyết vấn đề và giảm thiểu thiệt hại mà hai nước đang phải đối mặt và chịu đựng.

Hai nước phải được cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để giải quyết hiệu quả nhiều vấn đề một cách nhanh chóng.

Malaysia mới đây đã công nhận nghĩa vụ nhân đạo của mình đối với người Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, qua đó cho phép hỗ trợ ngay lập tức thông qua “nhân viên thông minh” để cung cấp viện trợ cần thiết. Nhiều tổ chức phi chính phủ ở Malaysia cũng đã làm theo cách tương tự trong việc dẫn đầu các sáng kiến nhân đạo với mục tiêu giúp các quốc gia này khôi phục lại sự ổn định trước tình hình ngày càng tồi tệ.

Ngoài các cách tiếp cận hiện tại, quốc gia này cũng có thể đề xuất kích hoạt một số biện pháp chính sách nhất định và tạo điều kiện, hoặc tư vấn mở một phái bộ nhằm điều phối riêng nỗ lực nhân đạo do ASEAN dẫn đầu, với mục tiêu mang lại lợi ích cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria trong tương lai ngắn hạn và dài hạn.

Điều này được nhận định sẽ có lợi cho việc thiết lập một kênh hỗ trợ quốc tế, tập trung các nỗ lực đa dạng do nhiều bên thúc đẩy ở Đông Nam Á để gửi viện trợ đến những người cần nó.

Ngoài ra, nó cũng sẽ đảm bảo rằng xung đột tiếp theo có thể xảy ra do hậu quả của việc di dời hàng triệu người sẽ được ngăn chặn một cách có chiến lược. Các nạn nhân của trận động đất cũng có thể được cung cấp các biện pháp bảo vệ về y tế, thực phẩm và nơi trú ẩn.

Một sáng kiến như vậy cũng có thể hợp lý hóa việc triển khai các đội cứu hộ từ Nhật Bản, Thụy Sĩ, Đài Loan, Nga, Malaysia và nhiều nước khác, theo cách làm tăng hiệu quả của các nhiệm vụ nhân đạo này bằng cách đảm bảo rằng các nguồn lực tổng hợp của các quốc gia sẽ được phân chia đúng đắn, phù hợp, qua đó tối đa hóa tiến trình phân phối viện trợ nhiều hơn cho người dân gặp nạn.

Tầm quan trọng tiếp theo đối với một dự án nhân đạo, ngoại giao và phối hợp đại chúng là nó có thể đóng vai trò hỗ trợ trong tương lai dài hạn.

Sự tàn phá mà Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đang phải chịu đựng là một thảm họa địa chính trị và có thể sẽ cần nhiều năm, trước khi có thể tạo điều kiện và đạt được sự phục hồi toàn diện.

Yêu cầu thành lập một phái bộ hoạt động dài hạn cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria ở ASEAN, có thể liên lạc với các liên minh quốc tế quan trọng khác như Liên minh châu Âu (EU) và các cơ quan khác nhau của Liên Hiệp Quốc sẽ đảm bảo rằng tình hình được theo dõi liên tục và cho phép thực hiện suôn sẻ hơn việc tiếp nhận viện trợ để trao cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria theo yêu cầu.

Những nỗ lực dài hạn nhằm đóng góp từ từ vào việc tái xây dựng và tái cấu trúc cơ sở hạ tầng bị phá hủy của Thổ Nhĩ Kỳ và Syria có thể được thực hiện theo cách vừa hiệu quả, vừa bền vững. Điều này sẽ đạt được tốt nhất thông qua một nỗ lực đa phương.

Hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ và Syria rõ ràng là vô cùng quan trọng đối với thế giới. 

Do đó, cộng đồng quốc tế phải coi việc bảo tồn phúc lợi của người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là một trong những ưu tiên hàng đầu của mình.

Một nỗ lực của Đông Nam Á có thể khơi dậy cảm giác cấp bách về hỗ trợ nhân đạo trên toàn thế giới. Lời kêu gọi của Malaysia về sự cảm thông và cầu nguyện cho người dân Thổ Nhĩ Kỳ và Syria là một lời nhắc nhở đối với tất cả chúng ta rằng, những người anh em đã ngã xuống của chúng ta không nên phải chịu đau khổ một mình.

Chúng ta được kêu gọi chia sẻ nỗi buồn với họ, vì bi kịch của họ cũng là bi kịch của chúng ta, các chuyên gia chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Chung tay vì người nghèo.

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách được triển khai thực hiện trong thời gian qua trên địa bàn TX. Hương Trà đã góp phần tích cực thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Chung tay vì người nghèo
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top