Thế giới

Cùng nhau chống lại dịch đậu mùa khỉ

ClockThứ Bảy, 18/06/2022 10:16
TTH.VN - Ông Hans Kluge, Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực châu Âu cho biết, chính phủ các nước, cùng với các đối tác y tế và xã hội dân sự cần hành động cùng nhau để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ lây lan ở khu vực.

Đậu mùa khỉ gây nên “nguy cơ trung bình” cho sức khỏe cộng đồngHãng dược phẩm Roche phát triển xét nghiệm PCR bệnh đậu mùa khỉNhiều nước công bố thêm ca bệnh đậu mùa khỉ, Bỉ cách ly 21 ngày với người nhiễmWHO dự báo sẽ xuất hiện thêm các ca bệnh đậu mùa khỉ trên toàn cầuThế giới xuất hiện bệnh đậu mùa khỉ

Cần theo dõi diễn biến và thúc đẩy hành động chống lại sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: AP/VTV news

Theo Giám đốc Hans Kluge: “Châu Âu vẫn đang là tâm điểm của đợt dịch đang leo thang này, với 25 quốc gia báo cáo hơn 1.500 trường hợp, chiếm 85% tổng số ca nhiễm trên toàn cầu”. Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng mức độ bùng phát dịch thực sự có nguy cơ.

Được biết, bệnh đậu mùa khỉ đã từng là bệnh lưu hành ở các khu vực phía Tây và Trung Phi trong nhiều thập kỷ và đã bị phần còn lại của thế giới lãng quên.

“Một lần nữa, chúng ta vẫn chưa nhìn thấy được làm cách nào để một thử thách ở một khu vực trên thế giới có thể dễ dàng và nhanh chóng trở thành thách thức đối với tất cả chúng ta. Và tất cả cần phải làm thế nào, hành động cùng nhau như thế nào để đảm bảo phản ứng phối hợp công bằng cho tất cả mọi người”, ông Hans Kluge chia sẻ.

Thêm vào đó, ông Hans Kluge cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xác định và hỗ trợ những người tiếp xúc gần với các ca bệnh, cũng như triển khai tự theo dõi trong vòng 21 ngày khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu ban đầu nào của bệnh đậu mùa khỉ, chẳng hạn như sốt.

“Một khi đã xác định được, những bệnh nhân trong diện nghi ngờ và xác nhận mắc đậu mùa khỉ cần phải được cách ly cho đến khi tất cả các triệu chứng đều được chữa khỏi và biến mất, cùng với đó là triển khai những biện pháp kiểm soát nhiễm trùng và hỗ trợ cần thiết để thúc đẩy tiến trình điều trị và phục hồi”, Giám đốc Tổ chức WHO khu vực châu Âu Hans Kluge thông tin.

Trong một thông tin có liên quan, mặc dù thực tế là phần lớn bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, song ông Hans Kluge vẫn nhấn mạnh virus này không “gắn liền” với bất kỳ nhóm đối tượng cụ thể nào. Chính vì vậy, việc kỳ thị một số nhóm dân số nhất định sẽ làm suy yếu phản ứng sức khỏe cộng đồng, như những gì chúng ta đã thấy hết lần này đến lần khác trong các đợt bệnh HIV/AIDS, lao và COVID-19.

Thêm vào đó, bất kỳ hành động tích trữ vaccine đậu mùa khỉ nào cũng có thể gây ra những hậu quả tiêu cực trên toàn cầu và đặt ra câu hỏi “liệu thế giới có thực sự rút ra được bài học từ đại dịch COVID-19” hay không?

Có thể nói rằng, hợp tác, tạo dựng và chia sẻ kiến thức quan trọng xuyên biên giới, cộng đồng và nhóm dân cư vẫn là “công cụ tốt nhất” của toàn thế giới để chống lại virus đậu mùa khỉ, đồng thời cần phải thúc đẩy hợp tác khu vực “chân chính và không ích kỷ”.

Trước đó, vào ngày 14/6, WHO cho biết tuần tới, tổ chức sẽ triệu tập cuộc họp của Ủy ban khẩn cấp để xem xét về việc liệu sự lây lan hiện nay của bệnh đậu mùa khỉ ở các nước vốn không lưu hành bệnh có tạo thành tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế hay không.

Đan Lê (Lược dịch từ Global Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top