Thế giới

Đại dịch COVID-19 có thể trì hoãn sự phục hồi của nhu cầu năng lượng

ClockThứ Năm, 15/10/2020 14:15
TTH.VN - Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), sự phục hồi kinh tế chậm từ đại dịch COVID-19 có nguy cơ làm trì hoãn sự phục hồi hoàn toàn của nhu cầu năng lượng thế giới đến năm 2025.

IEA: Nhu cầu năng lượng sẽ giảm nhiều nhất trong lịch sửOPEC+ đau đầu với giá dầu

Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu của Tập đoàn Dầu mỏ quốc gia Saudi Aramco, Saudi Arabia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới thường niên của IEA, cơ quan tư vấn cho các Chính phủ phương Tây về chính sách năng lượng nhận định, theo kịch bản trung tâm, một loại vắc-xin và phương pháp điều trị có thể đồng nghĩa rằng, nền kinh tế toàn cầu sẽ phục hồi trong năm 2021 và nhu cầu năng lượng sẽ phục hồi trước năm 2023. Tuy nhiên, theo một "kịch bản phục hồi bị trì hoãn", mốc thời gian này sẽ bị đẩy lùi 2 năm.

Trong trường hợp như vậy, IEA dự báo "sự sụt giảm sâu hơn trong thời gian gần sẽ làm xói mòn tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp cao làm hao mòn vốn con người, những vụ phá sản và thay đổi cơ cấu kinh tế đồng nghĩa với việc một số tài sản vật chất cũng trở nên không hiệu quả".

Cơ quan có trụ sở tại thủ đô Paris (Pháp) nhận thấy, nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ giảm 5% trong năm 2020, lượng khí thải CO2 liên quan đến năng lượng giảm 7% và đầu tư năng lượng giảm 18%. Ngoài ra, nhu cầu về dầu mỏ dự kiến ​​sẽ giảm 8% và sử dụng than giảm 7%, trong khi năng lượng tái tạo sẽ chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ.

Nhìn chung, cơ quan giám sát năng lượng cho hay, còn quá sớm để khẳng định liệu đại dịch COVID-19 có tác động thúc đẩy hay cản trở các Chính phủ và ngành năng lượng, trong bối cảnh họ đang tìm cách làm cho ngành công nghiệp này trở nên bền vững hơn.

Trong một động thái liên quan, Giám đốc IEA, ông Fatih Birol nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: "Một sự phục hồi kinh tế toàn cầu sẽ sớm đưa nhu cầu dầu mỏ trở lại mức trước khủng hoảng”.

Ngoài ra, IEA cũng cảnh báo, sự không chắc chắn về nhu cầu trong tương lai và giá dầu lao dốc trong năm 2020 có thể đồng nghĩa rằng, các nhà sản xuất dầu mỏ sẽ không chắc chắn làm thế nào để đánh giá các quyết định đầu tư, dẫn đến cung và cầu không cân xứng, gây ra biến động thị trường trong tương lai.

Cũng trong kịch bản trung tâm, IEA dự báo "đầu tư thượng nguồn sẽ tăng từ mức thấp trong năm 2020, được củng cố bởi giá dầu tăng lên mức 75 USD/thùng vào năm 2030. Tuy nhiên, không rõ liệu khoản đầu tư này sẽ được đưa ra kịp thời hay không và, nếu nó được đưa ra, nó sẽ đến từ đâu".

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Return to top