Thế giới

IEA: Nhu cầu năng lượng sẽ giảm nhiều nhất trong lịch sử

ClockThứ Năm, 30/04/2020 15:35
TTH.VN - Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày hôm nay (30/4) cho biết, họ dự báo nhu cầu năng lượng toàn cầu sẽ giảm trong năm nay trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Đây có thể gọi là cú sốc lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

COVID-19: Thế giới có khả năng đối mặt với khủng hoảng lương thực10 nước bị dịch Covid-19 nặng nề nhất thế giới cho tới nayOPEC+ đau đầu với giá dầu

Ảnh minh hoạ: TTXVN

Với khoảng 4,2 tỷ người trên khắp thế giới phải thực hiện một số hình thức phong toả, trong nỗ lực làm chậm lại sự lây lan của dịch bệnh, IEA dự báo nhu cầu năng lượng sẽ giảm 6% trong năm nay. Đây là mức giảm lớn nhất trong hồ sơ được ghi nhận và là sự sụt giảm nhanh nhất trong 70 năm.

Nhu cầu bị ảnh hưởng bởi đại dịch được dự báo ​​sẽ lớn hơn gấp 7 lần so với sự sụt giảm do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

“Sự sụt giảm này là chưa từng có, tương đương với việc mất đi toàn bộ nhu cầu năng lượng của Ấn Độ, nhà tiêu dùng năng lượng lớn thứ ba của thế giới”, Báo cáo Năng lượng Toàn cầu của IEA cho hay.

Các dự báo dựa trên giả định rằng, những biện pháp phong toả và giãn cách xã hội sẽ dần được nới lỏng trong những tháng tới, cùng sự phục hồi kinh tế dần dần sau đó.

“Đây là một cú sốc lịch sử đối với toàn bộ thế giới năng lượng. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và sức khỏe chưa từng có hiện nay, sự sụt giảm trong nhu cầu đối với gần như tất cả các loại nhiên liệu chính là điều đáng kinh ngạc, đặc biệt là đối với than, dầu mỏ và khí đốt”, Giám đốc Điều hành của IEA, ông Fatih Birol nhận định trong một tuyên bố.

“Vẫn còn quá sớm để xác định những tác động dài hạn, nhưng ngành công nghiệp năng lượng vực dậy từ cuộc khủng hoảng này sẽ có sự khác biệt đáng kể so với trước đây”, ông Fatih Birol nói thêm.

Nhu cầu giảm dần

Các tác động đã được cảm nhận. Trong quý đầu tiên của năm nay, nhu cầu năng lượng đã giảm 3,8% so với năm ngoái, xóa sạch tất cả sự tăng trưởng trong nhu cầu của năm 2019.

Than bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề trong quý đầu tiên. Giá gas rẻ hơn, cùng nhiệt độ ấm hơn cũng góp phần vào sự sụt giảm.

Trong năm nay, IEA dự báo ​​nhu cầu thường niên sẽ giảm 8%, đây sẽ là mức giảm lớn nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ Hai.

Bên cạnh đó, dầu mỏ cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Khoảng 60% nhu cầu toàn cầu đối với dầu thô bắt nguồn từ việc lái xe và lái máy bay, do đó, khi mọi người ở nhà, nhu cầu giảm mạnh.

Hồi tháng 3, nhu cầu dầu giảm kỷ lục 10,8 triệu thùng mỗi ngày so với năm ngoái. Vào tháng 4, IEA ước tính rằng, nhu cầu sẽ giảm 29 triệu thùng mỗi ngày, chạm mức được chứng kiến gần đây nhất trong năm 1995.

Nhu cầu điện cũng thu hẹp, khi các nhà máy đóng cửa và các doanh nghiệp đóng cửa trong bối cảnh mọi người làm việc tại nhà. Trong cả năm, IEA dự báo ​​nhu cầu điện sẽ giảm 5%, đây sẽ là mức giảm lớn nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái.

Điều này đồng nghĩa với sự sụt giảm nhu cầu đối với khí đốt tự nhiên sau 10 năm tăng trưởng không ngừng.

Nguồn năng lượng tái tạo tăng

Nguồn năng lượng duy nhất được dự báo ​​sẽ tăng trưởng trong năm nay là năng lượng tái tạo. “Nhu cầu dự kiến ​​sẽ tăng vì chi phí vận hành thấp và tiếp cận ưu đãi vào nhiều hệ thống điện. Tăng trưởng gần đây về năng suất, với một số dự án mới cũng sẽ thúc đẩy sản lượng”, báo cáo cho biết.

Sản xuất điện tái tạo tăng 3% trong quý đầu tiên và chiếm gần 28% nguồn cung cấp điện, tăng từ 26% một năm trước đó. Trong năm nay, IEA kỳ vọng con số này sẽ tăng 5%, với tổng mức sử dụng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng 1%. Tuy nhiên, những con số này thấp hơn so với các dự báo trước khi xảy ra đại dịch.

IEA nói thêm, năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng “có khả năng phục hồi tốt nhất trước cuộc khủng hoảng COVID-19 hiện tại”.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội

Dự báo đến năm 2025, nhà ở xã hội (NOXH) trên địa bàn tỉnh phát triển thêm khoảng 1.016.205m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.861 tỷ đồng và đến năm 2030 phát triển thêm khoảng 951.562m2 sàn với nhu cầu vốn khoảng 12.224 tỷ đồng.

Dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội
Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:
Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN
COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu

Chủ nhà của Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) năm nay sẽ kêu gọi hơn 190 quốc gia ủng hộ mục tiêu của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) nhằm tăng gấp 6 lần khả năng lưu trữ năng lượng toàn cầu vào năm 2030, thông tin mới trên trang The Business Times cập nhật.

COP29 kêu gọi tăng gấp 6 lần lượng dự trữ năng lượng toàn cầu
Return to top