Thế giới

Đại dịch COVID-19 làm gia tăng tình trạng nghiện game online trong giới trẻ Australia

ClockThứ Bảy, 16/07/2022 16:09
Trong một cuộc thăm dò công bố ngày 15/7, các đợt phong tỏa để phòng đại dịch COVID-19 thời gian qua đã làm gia tăng mạnh số người nghiện game online trong giới trẻ Australia.

Dại dịch COVID-19 để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng

Ảnh minh họa: Getty Images

Cụ thể gần 3% trong số 1.000 thanh, thiếu niên gặp các vấn đề được gọi là “Hội chứng rối loạn Game Online" (IGD). Chuyên gia tâm lý học Wayne Warburton từ Đại học Macquarie (MU) cho biết IGD có thể tác động nghiêm trọng đến cuộc sống hằng ngày của người trẻ, như việc học tập ở trường, quan hệ xã hội và sức khỏe tâm thần. Các dấu hiệu của hội chứng IGD bao gồm khó tiếp xúc với người khác hơn hay không thích các trò chơi giải trí mà trước đây vẫn tận hưởng. Ngoài ra, người mắc hội chứng IGD thường dễ cáu bẳn và thậm chí có thể trở nên hung hăng nếu bị ngăn cản chơi game.

Đội chuyên gia của trường MU cũng ghi nhận thời gian trung bình mà người trẻ ngồi trước màn hình tiêu khiển đã tăng lên nhanh chóng, nhất là trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch COVID-19. Ông Warburton dẫn các số liệu của Mỹ cho thấy con số này tại Mỹ lên đến gần 8,7 giờ/ngày trong năm 2021, so với chỉ gần 6,7 giờ/ngày trước khi bùng phát dịch. Ở Australia cũng tương tự.

Đáng lưu ý, IGD xuất hiện ngày càng nhiều trong nhóm trẻ nhỏ tuổi, khi các học sinh tiểu học cũng dễ bị tổn thương với game online giống như các anh chị lớn tuổi hơn. Ông Warburton giải thích: "Nghiên cứu cho thấy trẻ có nguy cơ cao hơn nếu có các vấn đề về kiểm soát cảm xúc, nhất là khi những nhu cầu cơ bản như cảm thấy được yêu thương lại được đáp ứng trên mạng tốt hơn ngoài đời thực".

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng cảnh báo tác động của IGD sẽ lớn hơn đối với các game thủ trẻ tuổi chưa trải qua giai đoạn phát triển hành vi như nghị lực, ý chí và khả năng tự kiểm soát, hay những em có năng lực nhận thức chưa chín muồi hoàn toàn. Nhóm nghiên cứu chỉ trích những người thiết kế game thường sử dụng khoa học về thần kinh để kích thích não bộ người chơi liên tục tạo ra hormone dopamine, một hợp chất cần cho hoạt động của hệ thần kinh. Ông phân tích: "Khi chúng ta cảm thấy hài lòng, não sẽ tiết ra axit gamma-aminobutyric và hormone serotonin để phát tín hiệu thư giãn. Tuy nhiên, các nền tảng giải trí qua màn hình lại kích thích não bộ liên tục tạo ra dopamine".

Cũng theo nhóm nghiên cứu, mặc dù IGD hoàn toàn có thể được chữa khỏi, thường bằng liệu pháp tâm lý, nhưng các ca nặng có thể phải cần thuốc điều trị.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phòng ngừa, bảo vệ thanh thiếu niên khỏi chất gây nghiện

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục tổ chức Phiên giải trình về Trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.

Phòng ngừa, bảo vệ thanh thiếu niên khỏi chất gây nghiện
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
Hương sắc Cố đô

Từ ngày bén duyên với công nghệ ướp hoa tươi thành hoa tươi bất tử, tình yêu hoa của chị Nguyễn Thị Thanh Lân (Phong Thu, Phong Điền) càng được chắp cánh. Ngày đêm miệt mài tìm tòi, nghiên cứu, cô gái trẻ đã sáng tạo ra những sản phẩm hoa tươi bất tử xinh xắn, độc bản từ những cánh đồng hoa.

Hương sắc Cố đô
Return to top