Thế giới

Dân số Trung Quốc có thể đạt đỉnh trong năm nay

ClockThứ Ba, 22/03/2022 15:16
TTH.VN - Theo một cố vấn của ngân hàng trung ương Trung Quốc, dân số nước này có thể sẽ đạt mức cao nhất trong năm nay.

Dân số già hóa của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầuTrung Quốc chuẩn bị điều tra dân số

Dân số Trung Quốc có thể sẽ đạt đỉnh trong năm 2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Ông Cai Fang, thành viên ủy ban chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, nhận định quốc gia có dân số lớn nhất thế giới này “hoàn toàn có thể” sẽ đạt đỉnh vào năm 2022, theo một báo cáo trên tờ 21 Century Business Herald.

Trước đó, cơ quan truyền thông Trung Quốc Yicai cho biết 7 trong số 16 tỉnh ở nước này đã công bố dữ liệu sinh đến nay đã chứng kiến ​​mức tăng dân số âm vào năm 2021.

Trong một cuộc họp báo vào cuối tuần trước, ông Cai Fang nói rằng trong khi lực lượng lao động suy giảm tác động như một hạn chế về phía cung của nền kinh tế, thì tình trạng dân số ngày càng thu hẹp sẽ trở thành một hạn chế mới về phía cầu. Theo ông, sự phát triển không phù hợp giữa cung và cầu sẽ kìm hãm tăng trưởng kinh tế.

Ông Cai Fang cho biết, một trong những biện pháp để thúc đẩy nhu cầu là cấp giấy phép cư trú cho lao động nhập cư làm việc trong thành phố, được gọi là hukou. Dự đoán, chỉ riêng động thái này sẽ có thể tăng tổng mức tiêu thụ lên 30%. Đồng thời, Trung Quốc cũng nên thực hiện các biện pháp cụ thể để hỗ trợ tăng thu nhập hộ gia đình nhằm đối phó với những thay đổi mới về nhân khẩu học.

Tính đến cuối năm ngoái, Trung Quốc đại lục có dân số 1,41 tỷ người và chứng kiến tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong năm 2021 kể từ những năm 1950.

Theo Cục Thống kê Quốc gia, số trẻ sinh ra ở Trung Quốc trong năm ngoái là 10,62 triệu, giảm so với mức 12 triệu trẻ được sinh trong năm 2020.

Báo cáo của Yicai cho thấy dân số ở các tỉnh Giang Tô, Hồ Bắc và Nội Mông đã lần đầu tiên sụt giảm trong những thập kỷ gần đây, trong đó, sự sụt giảm lớn nhất là ở Hắc Long Giang, nơi dân số giảm 0,51% vào năm ngoái.

Thêm vào xu hướng này, một báo cáo khác chỉ ra rằng số lượng các cuộc kết hôn trong năm 2021 đạt mức thấp nhất kể từ mức kỷ lục năm 1986, với chỉ 7,6 triệu lượt đăng ký vào năm ngoái, bằng 56,6% so với mức cao nhất đạt được vào năm 2013.

Đối mặt với dân số già hoá

Song song với sự sụt giảm tỷ lệ sinh, dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc cũng đang giảm nhanh, với số lượng người quá tuổi làm việc đang tăng lên. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng chăm sóc người già của đất nước.

Hơn nữa, xu hướng này có thể dẫn đến tình trạng thiếu hụt lực lượng lao động, cản trở tăng trưởng kinh tế, giảm doanh thu thuế và thậm chí có thể làm sâu sắc thêm những lo ngại về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, cổng thông tin Inside Over nhận định.

Đối mặt với thực trạng này, chính phủ Trung Quốc nỗ lực đưa ra các biện pháp khuyến khích chung, có thể kể đến như trợ cấp tiền mặt và bất động sản, nhưng vẫn không thuyết phục được nhiều phụ nữ Trung Quốc mang thai và sinh nở vì họ cho rằng nghỉ thai sản dài ngày có thể ảnh hưởng tới công việc của họ tại công ty.

Thống kê cho thấy trong năm 2021, Trung Quốc có 267 triệu người từ 60 tuổi trở lên, so với 264 triệu người vào năm 2020. Mặt khác, theo một số nhà nhân khẩu học, dân số trong độ tuổi lao động của nước này có thể giảm xuống một nửa vào năm 2050.

Zhiwei Zhang, nhà kinh tế trưởng tại Pinpoint Asset management, cho biết “tốc độ già hóa dân số ở Trung Quốc rõ ràng là nhanh hơn dự kiến… Điều này cho thấy tiềm năng tăng trưởng của Trung Quốc cũng có thể sẽ chậm lại nhanh hơn dự kiến”.

Theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia, tỷ lệ sinh ở Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp kỷ lục 7,52/1.000 người vào năm 2021, sau khi giảm xuống mức 8,52/1.000 người vào năm 2020. Đối mặt với sự sụt giảm dân số trong độ tuổi lao động, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường các nỗ lực để khuyến khích mọi người sinh thêm con, trong đó có việc nới lỏng chính sách, cho phép các cặp vợ chồng sinh con thứ ba.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Straitstimes & Business-standard)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Thi sáng tác lô gô ngành Dân số

Ngày 28/10, Chi cục Dân số tỉnh cho biết, đã có văn bản gửi các đơn vị đề nghị truyền thông, hưởng ứng cuộc thi Sáng tác lô gô ngành Dân số do Cục Dân số, Bộ Y tế phát động nhằm phù hợp với định hướng chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển…

Thi sáng tác lô gô ngành Dân số
Return to top