Thế giới

Dân số già hóa của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu

ClockThứ Bảy, 15/05/2021 09:06
TTH.VN - Một nhà kinh tế của Ngân hàng ANZ vừa qua cảnh báo, dân số già của Trung Quốc sẽ gây ra tác động lớn đến kinh tế thế giới, bởi chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc nhiều vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.

Hoa Kỳ tiếp tục là quốc gia cạnh tranh kỹ thuật số nhất thế giớiHơn 1 tỷ người đối mặt với tình trạng di dời vào năm 2050COVID-19: Số ca sinh dự kiến giảm 10% ở Nhật Bản và Hoa KỳNhật Bản: Lo ngại tỷ lệ sinh giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19Áp dụng chính sách phù hợp để biến lão hóa thành “lợi tức bạc” của châu Á - Thái Bình Dương

Dân số già hóa của Trung Quốc ảnh hưởng lớn đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh minh họa: Người Lao động

Cụ thể, kết quả cuộc điều tra dân số kéo dài hơn 1 thập kỷ của Trung Quốc chỉ ra rằng, tính đến ngày 1/11/2020, dân số nước này đã tăng lên 1,4 tỷ người. Đây là tốc độ tăng trưởng dân số chậm nhất kể từ năm 1950.

“Xu hướng già hóa sẽ tiếp tục tăng. Đây là lời cảnh báo không chỉ với Trung Quốc mà còn cả với toàn thế giới, bởi Trung Quốc là cốt lõi của chuỗi cung ứng. Trong vài năm tới, Trung Quốc sẽ mất đi 70 triệu người trong tổng số lực lượng lao động của quốc gia. Bởi vậy, đây là cú sốc lớn đối với toàn cầu”, Raymond Yeung, Nhà kinh tế trưởng về Trung Quốc của Ngân hàng ANZ trả lời phóng viên báo giới cho hay.

Một tác động khác cũng có thể sẽ xảy ra đối với thị trường tài chính, bởi tỷ lệ gửi tiết kiệm của Trung Quốc đã và đang hỗ trợ thị trường toàn cầu. Lý giải một cách rõ hơn rằng, Trung Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao nhất thế giới đối với các cá nhân. Đồng thời nhiều nhà đầu tư bán lẻ cũng đang đầu tư thêm tiền mặt của họ, hoặc đầu tư vào các quỹ hưu trí.

Kết quả điều tra dân số cho thấy, tỷ lệ sinh tiếp tục giảm, theo số liệu là giảm 15% vào năm 2020 – giảm năm thứ 5 liên tiếp.

Chuyên gia Raymond Yeung cũng cho biết thêm, vấn đề già hóa của Trung Quốc vượt ra ngoài chính sách 1 con và cần có những thay đổi khác để thúc đẩy tăng trưởng khi tỷ lệ sinh giảm và dân số già đi. Tương tự như các nền kinh tế lớn khác, chi phí nhà ở và giáo dục cao ở Trung Quốc đã và đang trở thành rào cản, ngăn người dân sinh thêm con trong những năm gần đây.

Vị chuyên gia cũng nhận định, Trung Quốc cần tăng năng suất lao động. Tỷ lệ sinh của Trung Quốc khó có thể đảo ngược, ngay cả khi nước này nới lỏng chính sách một con.

“Quan trọng hơn, Trung Quốc nên tiếp tục duy trì tăng trưởng thông qua phát triển cộng nghệ, sử dụng công nghệ cao, tạo ra các giá trị gia tăng, chuyển đổi toàn bộ chuỗi cung ứng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên cơ sở của sự bền vững. Đây là cách tiếp cận thực tế hơn là tập trung vào số lượng dân số”, chuyên gia Raymond Yeung nhấn mạnh.

Trong một diễn biến có liên quan, nền kinh tế Trung Quốc chủ yếu dựa vào các ngành như sản xuất - ngành nghề đòi hỏi một lượng lớn lao động giá rẻ. Nhưng việc tăng lương đang khiến các nhà máy Trung Quốc trở nên tốn kém chi phí hơn. Trong khi người lao động cũng được đòi hỏi kỹ năng cao hơn để góp phần giúp đổi mới đất nước.

Chuyên gia Raymond Yeung chia sẻ, có thể nói, đây là một vấn đề rất cấp bách mà Trung Quốc phải giải quyết, nhất là khi mọi người đều biết vấn đề, thậm chí là biết cả hướng và cách giải quyết.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng

Tin từ China Daily cho biết, Cơ quan quản lý dược phẩm hàng đầu của Trung Quốc mới đây đã chấp thuận thử nghiệm lâm sàng vaccine mpox (còn gọi là đậu mùa khỉ) do công ty dược phẩm trong nước Sinopharm phát triển. Quyết định này đã nối dài thêm danh sách ngày càng tăng các “ứng cử viên” tiềm năng cho vaccine mpox ở nước này.

Trung Quốc chấp thuận vaccine mpox cho thử nghiệm lâm sàng
Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai

Các nhà khoa học Trung Quốc mới đây đã phát hiện hàng chục hóa thạch người có niên đại 300.000 năm. Đây là những hóa thạch sớm nhất được tìm thấy ở Đông Á, là minh chứng về quá trình tiến hóa thành Homo sapiens, được biết đến là người hiện đại sơ khai.

Trung Quốc phát hiện hóa thạch của người hiện đại sơ khai
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top