Thế giới

Đạo luật đầu tiên trên thế giới về quản lý trí tuệ nhân tạo được thông qua

ClockThứ Sáu, 15/03/2024 07:34
TTH - Nghị viện châu Âu (EP) vừa phê duyệt bộ quy định lớn đầu tiên trên thế giới để quản lý công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong một phiên họp của Nghị viện, với 523 phiếu ủng hộ và 46 phiếu chống.

Nóng cuộc chiến săn nhân tài AI tại châu ÂuCông nghệ AI vào bệnh viện tuyến huyệnWEF: Trước những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được, cần quản lý rủi ro toàn cầu về AI

 Đạo luật đầu tiên về AI đã được châu Âu thông qua. Ảnh minh họa: Theweek.in/TTXVN

Trong một nhận định liên quan, ông Thierry Breton, Ủy viên thị trường nội địa Liên minh châu Âu (EU) cho hay: “Châu Âu ngay bây giờ là nơi đặt ra tiêu chuẩn toàn cầu về AI”.

Bên cạnh đó, Chủ tịch EP Roberta Metsola mô tả đạo luật này là “tiên phong”; và nói rằng, đạo luật sẽ tạo điều kiện cho sự đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ các quyền cơ bản. “Trí tuệ nhân tạo đã trở thành một phần rất quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Bây giờ, công nghệ này cũng sẽ là một phần của luật pháp”, bà Roberta Metsola lưu ý.

Về phần mình, ông Dragos Tudorache, một nhà lập pháp giám sát các cuộc đàm phán của EU đã lên tiếng ca ngợi đạo luật này; song cũng lưu ý trở ngại lớn nhất vẫn là việc thực hiện.

Được giới thiệu vào năm 2021, Đạo luật về AI của EU phân loại các hệ thống của công nghệ trí tuệ nhân tạo dựa trên mức độ rủi ro, từ “không thể chấp nhận” đến các mức độ nguy hiểm cao, trung bình, và thấp. Các quy định dự kiến sẽ có hiệu lực vào tháng 5 năm nay, sau khi vượt qua bước kiểm tra cuối cùng và nhận được sự thông qua từ Hội đồng châu Âu (EC).

EU đang nỗ lực theo kịp tác động của sự phát triển công nghệ đến người tiêu dùng và vị thế thống trị thị trường của những bên tham gia chủ chốt. Mối lo ngại ngày càng gia tăng về nguy cơ lạm dụng trí tuệ nhân tạo, ngay cả khi những gã khổng lồ như Microsoft, Amazon, Google và nhà sản xuất chip Nvidia đang kêu gọi đầu tư vào loại công nghệ này.

“Đạo luật về AI thúc đẩy sự phát triển của AI theo hướng con người kiểm soát công nghệ, và công nghệ sẽ giúp chúng ta thúc đẩy những khám phá mới để tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và giải phóng tiềm năng của con người”, ông Dragos Tudorache nói thêm.

Bên cạnh đó, nhà lập pháp này cũng cho rằng, Đạo luật về AI không phải là điểm kết thúc của cuộc hành trình, mà là điểm khởi đầu cho một mô hình quản trị mới được xây dựng dựa trên công nghệ.

 Các chuyên gia pháp lý mô tả đạo luật này là một cột mốc quan trọng đối với quy định về trí tuệ nhân tạo quốc tế, đồng thời lưu ý đạo luật có thể mở đường cho các quốc gia khác đi theo.

“Một lần nữa, EU đã đi trước, phát triển một bộ quy định rất toàn diện”, Steven Farmer, đối tác và chuyên gia AI tại Công ty luật quốc tế Pillsbury cho biết.

Trong khi đó, Mark Ferguson, chuyên gia chính sách công tại Công ty luật Pinsent Masons nhấn mạnh, việc thông qua đạo luật này mới chỉ là bước khởi đầu, và các doanh nghiệp sẽ cần hợp tác chặt chẽ với các nhà lập pháp để hiểu cách thực hiện đạo luật này.

LÊ THẢO (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Công ty Dichthuattot.com Hà Nội

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt

Tờ The Guardian ngày 11/11 trích dẫn kết quả một nghiên cứu mới cho hay, thời tiết khắc nghiệt đã gây thiệt hại cho thế giới 2 nghìn tỷ USD trong thập kỷ qua. Nghiên cứu đã thực hiện phân tích 4.000 sự kiện thời tiết khắc nghiệt liên quan đến khí hậu, từ lũ quét cho đến những đợt hạn hán kéo dài.

Thế giới đã tổn thất 2 nghìn tỷ USD do thời tiết khắc nghiệt
Return to top