Thế giới

WEF: Trước những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được, cần quản lý rủi ro toàn cầu về AI

ClockThứ Sáu, 19/01/2024 06:22
TTH - Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres mới đây kêu gọi các nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp ưu tiên thực hiện hành động chiến lược toàn cầu nhằm đối phó với các mối đe dọa kép của trí tuệ nhân tạo (AI) và khủng hoảng khí hậu.

WEF: Tăng cường hợp tác khi kinh tế toàn cầu bất ổnThủ tướng lên đường dự Hội nghị WEF Davos 2024, thăm chính thức Hungary và RomaniaWEF: Kêu gọi tái xây dựng niềm tin trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng toàn cầu chậm chạp

 Sự phát triển nhanh chóng của AI có thể dẫn đến “những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được. Ảnh minh họa: Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Cụ thể, trong bài phát biểu đặc biệt tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) diễn ra tại Davos (Thụy Sĩ), ông Antonio Guterres cảnh báo rằng sự phát triển nhanh chóng của AI có thể dẫn đến “những hậu quả nghiêm trọng không thể lường trước được”.

“Tái xây dựng nhiềm tin” là chủ đề bao trùm của cuộc họp thường niên của WEF. WEF năm nay cho biết, hội nghị của năm nay thể hiện tinh thần đối thoại cởi mở và mang tính xây dựng giữa các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp và xã hội dân sự, trong đó AI nổi lên như một chủ đề thảo luận chính.

Giám đốc điều hành Microsoft Satya Nadella tin tưởng, cần có sự phối hợp toàn cầu về AI và thống nhất về một bộ tiêu chuẩn, cũng như các biện pháp bảo vệ phù hợp cho công nghệ.

Nhận xét về vấn đề này, Tổng thư ký Guterres cho rằng, mỗi tương tác mới của AI tạo ra đều làm tăng nguy cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ngoài ý muốn. Công nghệ này có tiềm năng to lớn để phát triển bền vững, nhưng như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa cảnh báo, rất có thể nó cũng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng trên thế giới.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi IMF chỉ ra rằng gần 40% việc làm trên thế giới có thể bị ảnh hưởng bởi sự phát triển của AI. Nó cũng cảnh báo tác động tiềm tàng của công nghệ đối với thị trường lao động toàn cầu, qua đó làm trầm trọng thêm tình trạng bất bình đẳng nói chung trong hầu hết các trường hợp.

Cả hai vấn đề đáng quan tâm là khí hậu và trí tuệ nhân tạo (AI), được các chính phủ, giới truyền thông và các nhà lãnh đạo ở Davos thảo luận kỹ lưỡng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một chiến lược toàn cầu hiệu quả nào được đưa ra để giải quyết vấn đề.

Theo ông Antonio Guterres, lý do đơn giản là sự chia rẽ về địa chính trị đang ngăn cản chính phủ các nước cùng nhau tìm ra giải pháp toàn cầu cho những thách thức toàn cầu. Vì vậy, cần nỗ lực nhiều hơn nữa, tăng tốc nhiều hơn nữa để đảm bảo tiến trình phát triển bền vững ở mọi lĩnh vực, hạn chế tối đa những thách thức toàn cầu có cơ hội “nổi dậy và lan rộng hơn trong tương lai”.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình Nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh
Return to top