Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

Đầu tư bất động sản giảm 17% trong 6 tháng đầu năm

ClockThứ Sáu, 05/08/2022 16:36
TTH.VN - Đầu tư bất động sản ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2022 đã giảm 17% so với cùng kỳ năm ngoái, khi hoạt động giao dịch tại một số nền kinh tế lớn của khu vực này đã thu hẹp từ mức cao trong năm 2021.

The Business Times: Thị trường nhà ở Việt Nam sẽ nhộn nhịp hơnGiới đầu tư vẫn đặt nhiều niềm tin vào bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Các toà nhà trong một khu phố ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: Yonhap/TTXVN

Theo một báo cáo mới nhất của Tập đoàn dịch vụ bất động sản thương mại toàn cầu Jones Lang LaSalle (JLL), các khoản đầu tư trực tiếp vào bất động sản trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã đạt tổng trị giá 70,9 tỷ USD trong giai đoạn 6 tháng, trong bối cảnh chu kỳ thắt chặt lãi suất và những lo ngại về lạm phát đã bắt đầu ảnh hưởng đến số lượng các giao dịch.

Nhận định từ Giám đốc Điều hành Thị trường vốn của JLL tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, ông Stuart Crow cho rằng, các nhà đầu tư đã điều chỉnh chiến lược triển khai vốn, nhằm phù hợp với một chu kỳ thắt chặt lãi suất mạnh mẽ hơn.

Được biết, trong nửa đầu năm nay, bất động sản văn phòng vẫn tiếp tục là loại tài sản có tính thanh khoản cao nhất, đạt 30,6 tỷ USD trong các khoản đầu tư. So với các khoản đầu tư vào công nghiệp và hậu cần ở mức 14,6 tỷ USD, đánh dấu mức thu hẹp 37%; khối lượng các giao dịch văn phòng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ giảm 8%.

Bên cạnh đó, đầu tư vào các tài sản bán lẻ giảm 31% (ở mức 14 tỷ USD), trong khi những khoản đầu tư vào các tài sản thay thế như trung tâm dữ liệu giảm 12% (ở mức 1,4 tỷ USD).

Bất chấp sự sụt giảm trong hoạt động toàn cầu, hoạt động gây quỹ dành riêng cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tiếp tục được duy trì. Các quỹ tập trung vào phát triển trong lĩnh vực hậu cần, sinh hoạt, các trung tâm dữ liệu, Ấn Độ và Đông Nam Á tiếp tục nhận được những cam kết tài chính từ các nhà đầu tư tổ chức toàn cầu, và khu vực.

Đáng chú ý, Singapore và Hồng Kông là những thị trường duy nhất ghi nhận tăng trưởng về lượng giao dịch. Ngoài một thị trường không ghi nhận sự thay đổi là Hàn Quốc, hầu hết các thị trường trong khu vực này đều chứng kiến hoạt động giao dịch sụt giảm.

Trong đó, Hàn Quốc nổi lên là thị trường lớn nhất của khu vực tính theo khối lượng trong nửa đầu năm 2022. Điều này chủ yếu là nhờ vào các giao dịch văn phòng bao gồm SK U-Tower, và A + Asset Tower ở thủ đô Seoul. Trong khi đó, Singapore đã ghi nhận mức đầu tư khoảng 9,3 tỷ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm ngoái. Hoạt động giao dịch của Hồng Kông (Trung Quốc) đã tăng 18%, đạt tổng khối lượng giao dịch khoảng 5 tỷ USD.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO

Các phương pháp tiếp cận đổi mới sáng tạo và có mục tiêu hướng đến sự phát triển đang được chú ý hơn bao giờ hết, điều này được nhấn mạnh bởi sự tham gia ngày càng tăng vào Diễn đàn Đầu tư Hand-in-Hand năm 2024, trong khuôn khổ Diễn đàn Lương thực thế giới (WFF), đang được tổ chức từ ngày 14 - 18/10 tại thủ đô Rome, Italy.

Gia tăng số lượng quốc gia tham gia cách tiếp cận đầu tư sáng tạo của FAO
Return to top