Thế giới

Đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo lập kỷ lục mới

ClockThứ Tư, 03/08/2022 14:58
TTH.VN - Tờ The Edge Markets ngày hôm nay (3/8) đưa tin, tổng đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo đã đạt mức 226 tỷ USD trong nửa đầu năm 2022, lập kỷ lục mới trong khoảng thời gian 6 tháng đầu tiên của một năm.

Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạchTăng trưởng toàn cầu đang trên đà đáp ứng các mục tiêu khí hậu

Một dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Ảnh minh họa: TTXVN

Cụ thể, một báo cáo do Công ty nghiên cứu BloombergNEF (BNEF) công bố cho hay, sự gia tăng của các khoản đầu tư phản ánh sự mở rộng về nhu cầu đối với các nguồn cung năng lượng sạch, nhằm giải quyết những cuộc khủng hoảng năng lượng và khí hậu toàn cầu đang diễn ra.

Trong đó, BNEF chỉ ra rằng, đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời mới với quy mô lớn và quy mô nhỏ đã tăng lên mức kỷ lục 120 tỷ USD, đánh dấu sự mở rộng 33% so với nửa đầu của năm 2021. Ngoài ra, tài trợ cho các dự án năng lượng gió cũng đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt mức 84 tỷ USD.

Công ty nghiên cứu cho biết thêm, cả 2 lĩnh vực này gần đây đều phải đối mặt với thách thức do chi phí đầu vào đối với các nguyên liệu chính, chẳng hạn như thép và silicon đa tinh thể tăng cao, cũng như tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và chi phí tài chính leo thang.

Tuy nhiên, các số liệu cho thấy sự mong muốn của các nhà đầu tư đang ở mức mạnh mẽ hơn bao giờ hết, một phần là do giá năng lượng hiện đang ở mức rất cao tại nhiều thị trường trên thế giới.

Qua đó, ông Albert Cheung, Trưởng Bộ phận Phân tích của BNEF nhận định: “Bất chấp những cơn gió ngược do lạm phát chi phí đang diễn ra, cũng như những thách thức trong chuỗi cung ứng, nhu cầu đối với các nguồn năng lượng sạch chưa bao giờ cao hơn, và chúng tôi kỳ vọng rằng cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu sẽ tiếp tục đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng sạch”.

Cũng theo Công ty BNEF, năng lượng gió ngoài khơi là một lĩnh vực khác chứng kiến sự gia tăng đáng kể, với mức đầu tư tăng 52% lên 32 tỷ USD so với năm trước đó. Nhà phân tích năng lượng gió ngoài khơi tại BNEF, bà Chelsea Jean-Michel cho biết, các khoản đầu tư trong năm 2022 sẽ được đổ vào những dự án dự kiến hoạt động trong vài năm tới, khi cơ sở năng lượng gió ngoài khơi được lắp đặt sẽ tăng gấp 10 lần, từ mức 53GW vào năm 2021 lên 504GW trong năm 2035.

“Các dự án năng lượng gió ngoài khơi cho phép các công ty và Chính phủ đạt được tiến bộ hướng tới những mục tiêu khử carbon... Vương quốc Anh, Pháp và Đức chỉ là một số ít trong số những quốc gia đã tăng cường mục tiêu năng lượng gió ngoài khơi trong nửa đầu năm 2022, điều này báo hiệu sự hỗ trợ hơn nữa về đầu tư vào công nghệ này”, bà Chelsea Jean-Michel nói thêm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Edge Markets)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Return to top