Thế giới

Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch

ClockThứ Bảy, 02/07/2022 15:07
TTH.VN - So với các nền kinh tế tiên tiến, Đông Nam Á từng được gọi là “khu vực có khởi đầu chậm chạp” trong công cuộc chuyển đổi năng lượng sạch, hiện đã và đang thúc đẩy hành động mạnh mẽ và có thể trở thành một ứng cử viên nặng ký trong cuộc chạy đua nhiều mặt này trong thập kỷ tới.

Đầu tư 131 nghìn tỷ USD vào năng lượng sạch để ngăn chặn biến đổi khí hậuBối cảnh năng lượng tương lai của ASEAN hậu COVID-19IEA: Đầu tư năng lượng toàn cầu dự kiến giảm kỷ lục 20% trong năm 2020ASEAN nhanh chóng trở thành trung tâm năng lượng tái tạoTrung Quốc hoàn thành dự án chuyển đổi than sang khí đốt sưởi ấm

Đông Nam Á đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng sạch. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Các chuyên gia cho biết, nếu khu vực thực sự muốn xoay chuyển cục diện với những nỗ lực khử Carbon, Đông Nam Á cũng nên chú ý đến việc loại bỏ các nhà máy đốt hóa thạch gây ô nhiễm hiện có trong khu vực.

Nói một quốc gia sẽ triển khai năng lượng tái tạo là một chuyện, những sẽ hoàn toàn khác khi nói rằng các nước sẽ bắt đầu chủ động ngừng hoạt động các nhà máy điện phát thải Carbon cao nhất càng sớm càng tốt.

Trong số các nước ASEAN, Indonesia, Malaysia và Philippines có tỷ trọng điện chạy bằng than cao nhất, trong khi Singapore và Thái Lan có tỷ trọng điện từ khí đốt tự nhiên cao. Có thể nói rằng, các nhà máy nhiệt điện than và khí đốt là nguồn cung cấp điện chủ yếu của khu vực hiện nay.

Trưởng Nhóm nghiên cứu tính bền vững của Tập đoàn Maybank Investment Banking Jigar Shah cho hay, hiện đã có những khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng năng lượng liên quan đến than và khí đốt ở hầu hết các thị trường trọng điểm của ASEAN. Thật không dễ dàng để loại bỏ những khoản đầu tư này, bởi đang tồn tại những dự án, công việc liên quan trực tiếp và gián tiếp đến nó.

Bên cạnh đó, khi nhu cầu năng lượng của ASEAN tăng nhanh, tỷ lệ phát điện của các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến sẽ tăng từ 2% ghi nhận vào năm 2020 lên thành 23% chỉ sau đó 5 năm.

Để nâng cao hơn nữa tỷ trọng năng lượng tái tạo trên tổng công suất năng lượng, các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cần một cơ chế chuyển đổi năng lượng, bao gồm ngừng hoạt động các nhà máy năng lượng hóa thạch, chủ yếu là các nhà máy kém hiệu quả hoặc “gần tới hạn”.

Bất chấp những kế hoạch tiềm năng, vẫn cần phải nhìn nhận rõ ràng rằng quá trình chuyển đổi năng lượng xanh sẽ là một “hành trình dài duy trì trong nhiều thập kỷ” và cả nhiên liệu hóa thạch và các nguồn xanh từ năng lượng mặt trời và gió, cho đến xe điện sẽ cùng tồn tại trong một thời gian dài. Để đạt được mục tiêu này, cần tạo ra sự cân bằng giữa những yếu tố cần thiết của tiến trình chuyển đổi năng lượng để đáp ứng các mục tiêu trung hòa Carbon.

Trong một thông tin có liên quan, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia và Lào đang hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050, trong khi Indonesia, một trong những trung tâm sản xuất than lớn nhất thế giới, đã đặt ra mục tiêu Không Carbon vào năm 2060...

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trong một báo cáo gần đây về triển vọng năng lượng của khu vực, nhu cầu năng lượng ở Đông Nam Á đã tăng trung bình khoảng 3% mỗi năm trong 2 thập kỷ qua. Quỹ đạo này dự kiến sẽ tiếp tục đến năm 2030 với ¾ mức năng lượng sẽ được đáp ứng bởi nhiên liệu hóa thạch, từ đó dẫn đến mức tăng gần 35% lượng khí thải Carbon.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á

Với đường bờ biển trải dài, hàng nghìn hòn đảo và vùng lãnh hải rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, không có gì ngạc nhiên khi đại dương luôn đồng hành với cuộc sống thường nhật của nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Được biết, hiện hơn 10 triệu người trong khu vực đang sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống.

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á
Return to top