Thế giới

Dịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEP

ClockThứ Sáu, 22/05/2020 09:25
TTH - Nhiều khả năng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sẽ khó có thể hoàn thành ký kết vào cuối năm nay như kế hoạch, do các nước tham gia đang tập trung toàn bộ nỗ lực bảo vệ chuỗi cung ứng trước những bất lợi của thương mại tự do gây nên bởi đại dịch COVID-19.

RCEP hỗ trợ mở rộng thương mại hàng hóa ASEANRCEP - thành tựu và thách thức của ASEANRCEP & những tác động đến chuỗi cung ứng, môi trường kinh doanh ở ASEAN

Dịch COVID-19 trì hoãn quá trình ký kết hoàn thành thỏa thuận RCEP. Ảnh minh họa: VOV

Công ty kinh doanh và dịch vụ tài chính Mỹ Moody cho biết, vào tháng 5, đại dịch COVID-19 sẽ đẩy nhanh việc chuyển đổi chuỗi cung ứng từ quy mô quốc tế sang quy mô khu vực, thậm chí là nội địa. Cuộc khủng hoảng sức khỏe đã phơi bày những lỗ hổng trong công tác quản lý chuỗi cung ứng của các nước. Sự thay đổi này có thể trì hoãn thời hạn ký kết RCEP bởi nó đi ngược lại mục tiêu của thỏa thuận tự do hóa thương mại.

“Một sự chuyển hướng sang chuỗi cung ứng với quy mô khu vực hơn đã và đang xảy ra trong lĩnh vực ôtô và điện tử, thậm chí điều này cũng xuất hiện ở các lĩnh vực sản xuất hàng hóa quan trọng khác như dược phẩm, thực phẩm. Nhật Bản và Ấn Độ gần đây đã công bố kế hoạch hoạt động theo hướng này”, Moody giải thích.

Theo kết luận của Moody, RCEP đặt mục tiêu tạo ra khối thương mại tự do lớn nhất thế giới, nhưng cú sốc gây nên bởi đại dịch sẽ nảy sinh rất nhiều khó khăn cho tiến trình hoàn thiện thỏa thuận vào năm 2020 này.

Thêm vào đó, sự vắng mặt của Ấn Độ trong một số cuộc đàm phán trước đây cho thấy có thể thỏa thuận thương mại này vẫn chưa đi đến hồi kết. Cụ thể, vào năm 2019, Ấn Độ tuyên bố bởi một số bất đồng sẽ không tham gia ký kết hiệp định RCEP. Không có Ấn Độ, kết luận về RCEP đang ở trong tay 15 nước thành viên còn lại, bao gồm 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Được biết, 15 quốc gia chiếm khoảng 29% nền kinh tế thế giới, giảm từ mức 32% khi Ấn Độ vẫn là một phần của thỏa thuận thương mại.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Business Mirror)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

Năm 2024, với chủ đề “Đoàn kết, mẫu mực, kỷ cương, chủ động, sáng tạo”, phong trào Thi đua Quyết thắng (TĐQT) của lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh phát triển toàn diện, có nhiều đổi mới, sáng tạo, đạt kết quả thiết thực, vững chắc; tạo động lực to lớn, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của LLVT tỉnh...

Động lực hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
Return to top