Thế giới

RCEP - thành tựu và thách thức của ASEAN

ClockThứ Bảy, 25/01/2020 14:51
TTH.VN - Trong năm 2019, ASEAN đã đạt được khá nhiều thành tựu quan trọng trong thương mại và phát triển bền vững.

RCEP & những tác động đến chuỗi cung ứng, môi trường kinh doanh ở ASEANHàn Quốc sẽ đàm phán chặt chẽ với ASEAN về RCEP'Việt Nam cần tập trung ưu tiên RCEP trong năm Chủ tịch ASEAN'RCEP thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn QuốcHy vọng đạt được thoả thuận RCEP vào cuối năm nay đang mờ dần

Các đại biểu chụp ảnh chung tại Hội nghị Bộ trưởng Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ tám, ngày 3/8/2019. Ảnh: Lương Tuấn/Pv TTXVN tại Trung Quốc

Trong đó, thành tựu to lớn nhất là kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11 bởi 15 quốc gia bao gồm 10 nước thành viên ASEAN và 5 quốc gia đối tác đối thoại là Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand.

Theo tuyên bố chung của các vị lãnh đạo tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 3, các cuộc đàm phán dựa trên văn bản của 15 quốc gia đã hoàn thành tổng cộng 20 chương về tất cả các vấn đề tiếp cận thị trường. Hiện các bên đang rà soát vấn đề pháp lý để tiến hành ký kết vào năm 2020.

Mặc dù phải đối mặt với nhiều lời chỉ trích xong nhìn chung, hoàn thành đàm phán RCEP vẫn là một thành công.

Thành tựu

Đầu tiên, thỏa thuận này sẽ cho phép các doanh nghiệp tiếp cận thị trường tốt hơn, cũng như tăng cường mạng lưới sản xuất xuyên quốc gia và từ đó cho phép người tiêu dùng trải nghiệm sử dụng nhiều loại hàng hóa hơn.

Thứ hai, việc Ấn Độ từ chối ký kết thỏa thuận lần này không được xem là một thất bại, vì cánh cửa chào đón Ấn Độ quay trở lại bàn đàm phán và ký kết cùng các nước vẫn đang mở rộng. Ngoài ra, ngay cả khi không có Ấn Độ, thỏa thuận RCEP vẫn được ký kết theo đúng kế hoạch, đưa RCEP trở thành khối thương mại lớn nhất thế giới về cả dân số và sức nặng kinh tế. Tuy nhiên, hiệp ước này sẽ nhỏ hơn dự kiến khi chỉ tạo ra một thị trường bao phủ 2,2 tỷ người (giảm từ 3,6 tỷ người) và sẽ chiếm 29% (giảm từ 33%) GDP của toàn cầu.

Thứ ba, RCEP sẽ khôi phục niềm tin thị trường của 15 quốc gia tham gia ký kết hiệp định, bao gồm 10 nước thành viên ASEAN. Thỏa thuận sẽ tạo nên một thị trường mà tại đây, các nước sẽ cùng nhau chống lại sự gia tăng của tình trạng bất ổn và chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang ngày một leo thang.

Thứ tư, RCEP cho phép ASEAN tiến gần hơn đến mục tiêu hoàn thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN 2025 (AEC 2025) – dự án về hội nhập kinh tế giữa 10 quốc gia Đông Nam Á. Cụ thể, RCEP sẽ giúp các nước hội nhập tốt hơn vào nền kinh tế thế giới và đạt được một “ASEAN toàn cầu”. Đây là một trong số những mục tiêu của AEC 2025.

Được biết trong năm 2019, ASEAN đã rất nỗ lực thúc đẩy phát triển bền vững. Trong năm này, ASEAN đã nhất trí thành lập và ra mắt Trung tâm Đối thoại và Nghiên cứu Phát triển Bền vững ASEAN (ACSDSD), mục tiêu chính nhằm thúc đẩy phối hợp về phát triển bền vững giữa ASEAN và các nước đối tác.

ACSDSD có thể tăng cường sự lãnh đạo của ASEAN trong công tác thúc đẩy phối hợp quốc tế về phát triển bền vững bằng cách cung cấp một nền tảng để ASEAN tập hợp các bên liên quan, từ đó các bên có thể trao đổi tầm nhìn và ý kiến về nhiều vấn đề. Trung tâm cũng được kỳ vọng sẽ giúp ASEAN đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp quốc vào năm 2030.

Thách thức

Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận rằng khu vực vẫn phải đối phó với nhiều thách thức vào năm 2020. Mối quan tâm đầu tiên là sự tham gia của Ấn Độ vào RCEP. Trong đó sự tham gia của quốc gia này vào hiệp định sẽ không chỉ mở rộng thị trường tổng quát của khu vực mà còn tăng cường phát triển chuỗi cung ứng dịch vụ xuyên quốc gia.

Bên cạnh đó, RCEP cũng không hỗ trợ các quốc gia ASEAN miễn nhiễm với những tác động đến từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung..., những cuộc cạnh tranh công nghệ trong thời gian tới sẽ không mang lại kết quả tốt cho các nước ASEAN bởi nó có thể kéo theo sự phân chia của các mạng 5G, đòi hỏi các quốc gia trong khu vực có thể sẽ buộc phải chọn 1 hệ thống 5G nhất định.

Về phát triển bền vững, những thách thức đáng kể vẫn còn. Để giải quyết những thách thức đang còn tồn tại và thúc đẩy con đường phát triển, tương lai phát triển của khu vực, giới chuyên gia khẳng định chính phủ các nước cần đưa ra chính sách hành động phù hợp và khẩn trương tăng cường hợp tác xuyên quốc gia để đạt được mục tiêu chung.

Đan Lê (Lược dịch từ East Asia Forum)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top