Thế giới

Diện tích rừng ngập mặn ở ASEAN giảm 1/3 trong 40 năm qua

ClockThứ Tư, 29/07/2020 15:17
TTH.VN - Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) thông tin, trong khoảng thời gian từ năm 1980 – 2020, khu vực ASEAN đã mất khoảng 1/3 diện tích rừng ngập mặn, tức giảm hơn 63.000km2.

UNESCO kêu gọi bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặnFAO: Tỷ lệ mất rừng giảm đáng kể trong 3 thập kỷ quaBắt thêm 26 người liên quan vụ 39 thi thể người Việt tại EssexAustralia: tăng tỷ lệ việc làm và thúc đẩy kinh tếAustralia chi hơn 420 triệu USD để tái thiết các khu vực bị cháy rừngNgười dân Hongkong tự may khẩu trang phòng dịch COVID-19

Rừng ngập mặn quan trọng với cuộc sống và sinh kế của người dân ASEAN. Ảnh minh họa: Dân trí

Hiện các nước trong khu vực ASEAN chỉ còn khoảng 43.000km2 diện tích rừng ngập mặn.

Trung tâm ACB đưa ra thông tin này nhằm nhắc nhở công chúng về tầm quan trọng của rừng ngập mặn và giá trị của công tác tăng cường xử lý nạn phá rừng ngập mặn.

ASEAN chiếm 42% tổng diện tích rừng ngập mặn trên thế giới, nơi cung cấp môi trường sinh sản quan trọng cho khoảng 75% các loài cá trong đại dương.

Ngoài việc hỗ trợ hệ thống thực phẩm của thế giới, rừng ngập mặn được xem là “người bảo vệ hành tinh” chống lại hậu quả thảm khốc của biến đổi khí hậu. Rừng ngập mặn có thể lưu trũ lượng Carbon gấp 10 lần so với hệ sinh thái trên cạn. Cùng với đó, hệ thống rễ chuyên dụng đã biến chúng thành vùng đệm tự nhiên ở các khu vực ven biển.

Rừng ngập mặn cũng giảm thiểu tác động của sóng và gió mạnh, giúp giảm sói mòn và nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến các cộng đồng ven biển.

Ở một số quốc gia ASEAN, đơn cử như Campuchia, rừng ngập mặn ở đây suy giảm phần lớn do khai thác gỗ. Tuy nhiên trong những năm qua, các quan chức chính phủ, tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng đã tích cực làm việc cùng nhau để trồng lại rừng ngập mặn, đặc biệt là ở tỉnh Kampot.

“Với sự thúc đẩy hành động của chính phủ, giờ đây người dân hiểu rằng rừng ngập mặn rất quan trọng đối với con cháu và sinh kế của họ. Người dân có thể kiếm thu nhập bằng cách bắt tôm, cua, cá... và có thể kiếm ít nhất 7USD – 10USD/ngày”, nhà sinh vật học Leng Phalla nhấn mạnh.

Ở Campuchia, hoạt động trồng rừng ngập mặn đã được tiến hành từ năm 1995. Trong giai đoạn 2008 – 2020, gần 400.000 cây rừng ngập mặn đã được trồng ở những khu vực chưa có cây ngập mặn phát triển.

Trong một thông tin có liên quan, giới chuyên gia cho biết một số lý do làm giảm diện tích rừng ngập mặn có thể kể đến bao gồm phát triển nhà ở và biến đổi khí hậu.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top