Thế giới

Doanh nghiệp Nhật Bản khẩn trương trong cuộc chiến hướng đến nhựa sinh học

ClockThứ Ba, 15/10/2019 16:40
TTH.VN - Các công ty Nhật Bản đã cam kết không đốt rác thải nhựa và thực hiện chu trình tái sử dụng nguyên liệu, vì họ nhận thấy nguy cơ các nhà đầu tư có ý thức về môi trường hướng đến các đối thủ có tư tưởng tiến bộ hơn trong việc tái chế tại Hoa Kỳ và châu Âu.

Thủ tướng Nhật Bản Abe: Nhựa không phải là “Kẻ thù”Nhật Bản đẩy mạnh nỗ lực xử lý rác thải nhựa tại Hội nghị G20Nhật Bản triển khai kế hoạch xử lý “núi chất thải nhựa”

Một nhà mà tái chế nhựa ở Tokyo đã xử lý hơn 9,03 triệu tấn rác thải nhựa vào năm 2017. Ảnh: Asian Nikkei Review.

Nhà sản xuất hàng gia dụng Kao đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng dầu gội, xà phòng và chất tẩy rửa trong các chai nhựa tái sử dụng. Công ty cho biết họ đã giảm sử dụng 93.000 tấn nhựa cho các sản phẩm của mình. Kao tuyên bố, đến năm 2030, sẽ xuất 300 triệu bình chứa có tác động thấp đến môi trường hàng năm - bao gồm cả những sản phẩm làm từ nhựa sinh học, cũng như tái chế 100% chất thải nhựa tại tất cả các nhà máy và các địa điểm khác.

Kao là thành viên sáng lập của một hội đoàn chống lại ô nhiễm rác thải nhựa. Hội đoàn này, được thành lập vào tháng 1 năm nay, bao gồm 265 công ty và hiệp hội như Mitsubishi Chemical Holdings.

“Chúng tôi sẽ phát triển các công nghệ tái chế nhựa, bao gồm cả thu gom rác thải nhựa, thay vì đốt nó”, ông Michitaka Sawada, Chủ tịch và CEO của Kao, người cũng đứng đầu hội đoàn cho biết.

Các nhà sản xuất hóa chất và vật liệu đang chung tay cùng sáng kiến này. Công ty Kuraray đang đầu tư 15 triệu USD vào một nhà máy ở Mỹ để sản xuất nhựa phân hủy sinh học để đóng gói thực phẩm bắt đầu vào đầu năm tới. Mitsubishi Chemical dự kiến sẽ cấp bằng sáng chế liên quan đến nhựa sinh học cho các công ty khác.

Suntory Holdings - gã khổng lồ ngành đồ uống, cho biết họ sẽ ngừng mua các vật liệu sản xuất bằng nhiên liệu hóa thạch đến năm 2030, thay thế chúng bằng các vật phẩm làm từ chai nhựa đã qua sử dụng và nhựa sinh học.

Những nỗ lực loại bỏ chất thải nhằm tạo ra một nền kinh tế tuần hoàn, với các sản phẩm được làm từ vật liệu tái chế và rồi sẽ đến lượt chúng được tái chế. Một hệ thống như vậy sẽ bơm ít nhất 20 nghìn tỷ yên (187 tỷ USD) vào nền kinh tế Nhật Bản, hoặc gần 4% tổng sản phẩm quốc nội.

Về phía mình, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ cắt giảm 1/4 lượng rác thải nhựa sử dụng một lần đến năm 2030 và tái sử dụng hoặc tái chế 100% chất thải nhựa đến năm 2035 theo một kế hoạch được đưa ra vào cuối tháng 5.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Asian Nikkei Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Chung tay gìn giữ môi trường”

Được triển khai vào cuối tháng 9 vừa qua, mô hình “Chung tay gìn giữ môi trường” giai đoạn 2024 – 2025 do Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) phối hợp cùng Ban Dân vận Thành ủy Huế thực hiện đang cho thấy những tín hiệu tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu dân cư.

“Chung tay gìn giữ môi trường”
Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục

Nhật Bản đã ghi nhận mức thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục 15,82 nghìn tỷ yen (tương đương 103 tỷ USD) trong nửa đầu năm tài chính 2024, được thúc đẩy bởi lợi nhuận gia tăng từ các khoản đầu tư nước ngoài trong bối cảnh đồng yen yếu đi.

Nhật Bản ghi nhận thặng dư tài khoản vãng lai kỷ lục
HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số

Có bề dày gần 50 năm kinh nghiệm hoạt động chính trong lĩnh vực vệ sinh môi trường, Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế (HEPCO) đang triển khai các giải pháp để thích nghi với thời kỳ chuyển đổi số, một bước đi cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu mới của ngành và sự phát triển không ngừng của xã hội.

HEPCO kiến tạo môi trường làm việc số
Return to top