Thế giới

Hạn chế đi lại mở ra quá trình đàm phán mới cho hiệp định RCEP

ClockThứ Hai, 25/05/2020 14:25
TTH.VN - Theo thông tin mới đăng tải trên trang Bangkok Post ngày 25/5, lệnh hạn chế đi lại để phòng dịch COVID-19 được các lãnh đạo khẳng định là không gây ra bất kỳ cản trở nào cho Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Singapore: Hiệp định RCEP vẫn có thể sẽ được ký kết cuối năm nayCác nước cam kết ký RCEP vào cuối năm theo kế hoạch bất chấp COVID-19RCEP hỗ trợ mở rộng thương mại hàng hóa ASEANAustralia khuyến khích Ấn Độ tham gia hiệp định RCEPRCEP - thành tựu và thách thức của ASEAN

Dự kiến công tác đàm phán nội dung sẽ chính thức hoàn thành vào tháng 7 này. Ảnh minh họa: VOV

Trong đó, các nước tham gia hoàn toàn có thể tổ chức hội nghị trực tuyến để tăng tốc đàm phán thương mại.

Trước đó, đại dịch bùng phát và hoành hành được dự đoán sẽ gây cản trở rất lớn, khiến các cuộc đàm phán RCEP bị trì hoãn do các cuộc họp trực tiếp theo kế hoạch đã bị hủy để tuân theo biện pháp hạn chế đi lại được triển khai ở các quốc gia thành viên.

Tuy nhiên, Ronnarong Phoolpipat – Tổng Thanh tra Bộ Thương mại, đồng thời là nhà đàm phán trưởng RCEP của Thái Lan cho biết, tiến trình đàm phán thương mại gần đây và các cuộc họp diễn ra bằng hình thức trực tuyến để thay thế cho cách họp thông thường đã và đang đạt được nhiều hiệu quả và tiến bộ đáng ngạc nhiên.

“Chúng tôi (các nhà đàm phán thương mại) đã hoàn thành nhiều vấn đề thảo luận trong hai tháng qua. Đàm phán trực tuyến nhanh hơn, đồng thời tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí. Có thể nói rằng COVID-19 đã đem đến một tiến trình đàm phán thương mại mới”, Tờ Bangkok Post dẫn câu trả lời của ông Ronnarong cho hay.

Được biết, khối ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên và 5 nước đối tác là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đang làm mọi thứ để đảm bảo RCEP sẽ được ký kết bởi đầy đủ 16 quốc gia, bao gồm cả Ấn Độ. Trong đó, vì một số bất đồng, Ấn Độ đã quyết định rời khỏi bàn đàm phán. Song hiện các nước còn lại vẫn đang tiếp tục tìm ra giải pháp với hi vọng Ấn Độ sẽ quay trở lại cùng 15 nước hoàn thành hiệp định quan trọng này.

Dự kiến các thành viên RCEP sẽ hoàn thành tất cả 20 chương nội dung thảo luận đàm phán dựa trên văn bản pháp lý vào tháng 7 tới.

Nếu ký kết thành công với đầy đủ sự tham gia của toàn bộ 16 nước, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao phủ khoảng 3,5 tỷ người tiêu dùng và có GDP xấp xỉ 49.000 tỷ USD, chiếm khoảng 39% GDP toàn cầu. Hiệp định cam kết mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư, đơn giản hóa thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ, tạo thuận lợi cho thương mại.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả
Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Return to top