Thế giới

Đông Nam Á: Các nhà kinh tế nâng kỳ vọng về việc tăng lãi suất

ClockThứ Hai, 28/02/2022 20:06
TTH - Hãng Thông tấn Bloomberg ngày hôm qua (28/2) cho hay, các nhà kinh tế vừa thúc đẩy kỳ vọng về thời điểm một số Ngân hàng Trung ương ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Ngân hàng Trung ương Indonesia và Ngân hàng Trung ương Malaysia, sẽ tăng lãi suất cơ bản giữa lúc các nền kinh tế này tập trung chống lại tình trạng lạm phát.

Đông Nam Á sẽ làm gì với chất thải COVID-19Các nước Đông Nam Á kêu gọi nỗ lực ngoại giao để giải quyết xung độtThận trọng để mở cửa trở lại không là “con dao hai lưỡi” với du lịch Đông Nam Á

Người dân đi bộ trên một con đường ở Jakarta, Indonesia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Theo đó, một số nhà hoạch định chính sách đang chuyển trọng tâm sang nỗ lực chống lại tình trạng lạm phát, khi vấn đề này trở thành một nguy cơ đối với sự phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19. Đáng chú ý, giá cả của các mặt hàng chủ chốt, vốn đã chứng kiến mức tăng vọt trước đó, thì nay lại tiếp tục tăng mạnh trong bối cảnh căng thẳng Nga – Ukraine đang diễn ra. Điều này gây thêm áp lực tăng đối với giá cả hàng hóa.

Cụ thể, ước tính trung bình của các nhà kinh tế được khảo sát bởi Hãng Thông tấn Bloomberg cho biết, Indonesia được dự báo ​​sẽ nâng lãi suất theo hợp đồng mua lại đảo ngược thời hạn 7 ngày (BI-7DRR) của Ngân hàng Trung ương Indonesia trong quý III năm nay. Ước tính này cho thấy thời điểm sớm hơn một quý so với dự báo được đưa ra trước đó, về mức tăng 0,25 điểm phần trăm đã được dự báo diễn ra trong quý IV năm nay.

Tiếp đó, lãi suất cơ bản thấp kỷ lục của Malaysia có khả năng sẽ chứng kiến mức tăng 25 điểm cơ bản trong cả quý III và quý IV năm 2022, tiến tới đạt mức 2,25% vào cuối năm nay. Ước tính này cũng sớm hơn 6 tháng so với dự báo được đưa ra trước đó.

Ngoài ra, các nhà kinh tế dự báo lãi suất cơ bản của Philippines sẽ tăng 0,5 điểm phần trăm trong quý IV năm nay, so với mức tăng 25 điểm cơ bản được đưa ra trước đó. Thái Lan, trong khi đó được dự báo sẽ không có sự thay đổi trong năm nay.

Các quốc gia khác như Singapore, nền kinh tế sử dụng ngoại hối làm công cụ để ổn định giá cả, được dự báo ​​sẽ thắt chặt hơn nữa chính sách trong cuộc họp chính sách tiếp theo, dự kiến được tổ chức vào tháng 4 tới, sau khi quốc gia này khiến các thị trường bất ngờ bởi một đợt điều chỉnh đột xuất về lãi suất cơ bản hồi tháng 1 vừa qua, đánh dấu đợt điều chỉnh đầu tiên trong vòng 7 năm.

Trong một diễn biến liên quan, nền kinh tế lớn nhất thế giới được dự báo sẽ chứng kiến đợt tăng lãi suất đầu tiên vào tháng 3 này. Theo dự đoán từ các chuyên gia kinh tế, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ có 7 đợt nâng lãi suất trong năm 2022. Động thái này nhằm kiềm chế lạm phát, cũng như bảo vệ nền kinh tế Mỹ trước những tác động từ căng thẳng Nga - Ukraine.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Bloomberg & Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn

Đông Nam Á có một lượng lớn dân số không sử dụng dịch vụ ngân hàng, khiến nơi đây trở thành môi trường chín muồi cho tài chính vi mô phát triển mạnh mẽ và thúc đẩy tài chính toàn diện. Tương lai của tài chính vi mô trong khu vực phụ thuộc vào việc nắm bắt những tiến bộ công nghệ nhanh chóng và nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng, theo một bài viết được đăng tải trên Tờ Thailand Business News.

Tài chính vi mô ở Đông Nam Á - Một tương lai đầy hứa hẹn
“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á

Được mệnh danh là “vua trái cây”, sầu riêng từ lâu đã là một loại trái cây được yêu thích trong văn hóa địa phương ở Đông Nam Á, nơi nó được trồng rất nhiều. Nhiều người thực sự yêu thích hương vị ngọt, béo của trái sầu riêng, trong khi với nhiều người khác, sầu riêng được coi là loại trái cây “nặng mùi” nhất thế giới.

“Cơn khát” sầu riêng của Trung Quốc mang đến cơ hội làm giàu ở Đông Nam Á
Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á

Với đường bờ biển trải dài, hàng nghìn hòn đảo và vùng lãnh hải rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, không có gì ngạc nhiên khi đại dương luôn đồng hành với cuộc sống thường nhật của nhiều cộng đồng ở Đông Nam Á. Được biết, hiện hơn 10 triệu người trong khu vực đang sống dựa vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản để kiếm sống.

Mở rộng các khu bảo tồn biển ở Đông Nam Á
Return to top