Thế giới

Đông Nam Á cần tiếp cận nhiều hơn với nguồn tài chính để thúc đẩy chuyển đổi xanh

ClockThứ Sáu, 13/10/2023 10:36
TTH.VN - Đông Nam Á cần tiếp cận nguồn tài chính nhiều hơn, có thể lên đến 200 tỷ USD/năm, kéo dài từ nay đến 2030 nếu khu vực muốn thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh.

Diễn đàn Đầu tư Thế giới 2023 huy động tài chính cho các lĩnh vực quan trọngChâu Á - Thái Bình Dương sẽ đầu tư 3,3 nghìn tỷ USD vào sản xuất điện

 ASEAN cần triển khai nhiều nỗ lực hơn để thúc đẩy chuyển đổi xanh trong khu vực. Ảnh minh họa: corporateknight.com/Báo Công an Nhân dân

Trên đây là nhận định được Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế Satvinder Singh đưa ra vào giữa tuần này. Trong đó, vị lãnh đạo lưu ý những cách mà các quốc gia thành viên ASEAN đã thống nhất về kế hoạch trung hòa Carbon nhằm thúc đẩy phát triển khu vực đạt được một tương lai Carbon thấp.

Vấn đề liên quan đến 8 chiến lược quan trọng, cũng như xác định 16 ưu tiên chính để thực hiện trong vòng vài năm tới nhằm bổ sung cho nỗ lực của các quốc gia thành viên, để từ đó giúp các nước đạt được mục tiêu trung hòa Carbon này. Nếu đi đúng hướng, điều này sẽ mang lại 5,3 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế ASEAN. Cùng với đó, những nỗ lực trung hòa carbon có thể tạo ra 66 triệu việc làm mới trong khu vực.

Theo dữ liệu mới nhất, các khoản vay xanh chiếm khoảng 22,5% tổng số khoản vay trong khu vực. Tiền thu được từ trái phiếu xanh và các khoản vay có thể được sử dụng để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và môi trường bền vững, đơn cử như năng lượng tái tạo, các tòa nhà tiết kiệm năng lượng và các dự án phát thải Carbon thấp.

Phó Tổng thư ký ASEAN phụ trách Cộng đồng Kinh tế Satvinder Singh cho biết, dòng tài chính xanh hiện tại của ASEAN mỗi năm ước tính đạt 63 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức 200 tỷ USD cần thiết hàng năm. Trước tình hình này, khu vực phải tăng cường nỗ lực thúc đẩy nguồn tài chính bền vững. Điều này sẽ cho phép các khu vực khác tiếp cận được các nguồn vốn toàn cầu.

Trong một phát biểu trước đó, Bộ trưởng Điều phối Kinh tế Indonesia Airlangga Hartarto cho biết, ASEAN nhìn chung vẫn “tương đối kiên cường’’ bất chấp các điều kiện bên ngoài đầy thách thức.

Cùng với đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) mới đây cho biết, tăng trưởng kinh tế của ASEAN đạt 5,6% vào năm 2022. Cùng lúc, dự báo cho năm 2023 sẽ là 4,2% trước khi tăng nhẹ lên 4,5% vào năm 2024.

Tổng giá trị thương mại hàng hóa ở ASEAN đạt 3,8 nghìn tỷ USD vào năm 2022, tăng 14,9% so với 3,3 nghìn tỷ USD ghi nhận vào năm 2021. Bộ trưởng Airlangga Hartarto cho biết, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ghi nhận vào năm 2022 đạt mức cao là 224,2 tỷ USD, tăng 5,5% so với 212,4 tỷ USD của năm 2021. Điều này có được là nhờ những cơ hội mới trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.

Trong một ý kiến khác có liên quan, lãnh đạo Indonesia nhận định, để thúc đẩy tăng trưởng, Indonesia cần tăng cường nỗ lực giải quyết thách thức về khí hậu đi kèm với tăng trưởng kinh tế như đô thị hóa nhanh chóng, rủi ro môi trường và dân số ngày càng tăng.

Là một trong những nước phát thải lớn nhất trên thế giới, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á - cần thực hiện quá trình chuyển đổi nhanh chóng sang phương pháp khử Carbon, cùng lúc phải đạt được khả năng phục hồi kinh tế, vấn đề vốn đòi hỏi dòng vốn đầu tư đáng kể. Có thể nói rằng, một số khuôn khổ và phân loại tài chính của toàn cầu và khu vực đã bắt đầu bao phủ khái niệm “tài chính chuyển đổi”, nghĩa là cần có sự hỗ trợ tài chính lớn hơn để thực hiện những thay đổi dài hạn trên con đường hướng tới những hoạt động Net Zero (phát thải ròng bằng 0) và những hoạt động bền vững hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Công ty nào chuyên chứng minh tài chính du lịch uy tín nhất hiện nay

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo

Chính sách hỗ trợ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo luôn là đòn bẩy giúp các chủ thể này tạo dựng, hình thành môi trường tốt để sáng tạo ra những ý tưởng mới, sản phẩm mới.

Kích cầu nguồn lực, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo
Return to top