Thế giới

Đông Nam Á: Đón Tết Nguyên đán giữa đại dịch

ClockThứ Sáu, 12/02/2021 06:35
TTH.VN - Cũng giống như Giáng sinh năm ngoái, một dịp lễ quan trọng khác trên toàn cầu đang được tổ chức với các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa đại dịch COVID-19.

Singapore: Khuyến khích sử dụng "lì xì điện tử" dịp Tết Nguyên đánThành phố Sydney tổ chức hơn 80 sự kiện đón Tết Tân Sửu 2021Thủ tướng Canada chúc Tết cộng đồng người Việt

Trang trí nhân dịp Tết Nguyên đán tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Những món đồ trang trí Tết Nguyên đán như đèn lồng đỏ rực rỡ, hay đồ trang trí bằng giấy tô điểm cho các trung tâm mua sắm, những con hẻm và đường phố ở châu Á. Những đám đông nhộn nhịp thường được nhìn thấy ở những nơi này vào thời gian này trong năm đã biến mất bởi sự lo ngại về dịch bệnh.

Gong Linhua, một người bán đồ trang trí Tết Nguyên đán ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc cho biết: “Đây là lần đầu tiên trong 20 năm hoạt động kinh doanh, tôi gặp phải tình huống này”.

Trong khi đó tại Thái Lan, chi tiêu của người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán có thể giảm hơn 1/5 xuống còn 44,9 tỷ baht (tương đương 1,5 tỷ USD) từ năm 2020, khi đợt bùng phát đại dịch COVID-19 tác động đến các hoạt động tiêu dùng.

Ông Thanavath Phonvichai, Chủ tịch Trường Đại học Phòng Thương mại Thái Lan (UTCC) cho rằng, mức giảm được ước tính từ 57,5 ​​tỷ baht (tương đương 1,92 tỷ USD) vào năm 2020 sẽ đánh dấu mức giảm chi tiêu mạnh nhất trong giai đoạn 13 năm. “Mọi người đang chi tiêu ít hơn vì nền kinh tế xấu đi, thu nhập thấp hơn và đại dịch COVID-19”, ông Thanavath Phonvichai nói thêm.

Trong một động thái liên quan, các nhà chức trách ở Malaysia cũng cảnh báo công chúng rằng, họ sẽ có hành động nghiêm khắc đối với bất kỳ cá nhân nào bị phát hiện cố tình coi thường các Quy trình Hoạt động Tiêu chuẩn (SOP) để ngăn ngừa COVID-19 trong suốt thời gian tổ chức Tết Nguyên Đán.

SOP được coi là cần thiết, đặc biệt là khi quốc gia này báo cáo hơn 3.000 ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày trong những tuần gần đây.

Lưu giữ truyền thống

Truyền thống tặng bao lì xì đỏ có tiền mặt bên trong, được người lớn tặng cho trẻ em và người thân chưa kết hôn trong dịp Tết Nguyên đán tượng trưng cho sự may mắn.

Tuy nhiên, khi các biện pháp ngăn chặn đại dịch COVID-19 và thực hành giãn cách xã hội được áp dụng trong dịp Tết Nguyên đán, hầu hết mọi người dựa vào công nghệ để lưu giữ một số truyền thống. Điều này bao gồm các cuộc tụ họp trực tuyến và lì xì điện tử.

Mặc dù lì xì điện tử không phải là mới mẻ và trên thực tế đã được sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc và Đài Loan, nhưng hình thức này không phổ biến ở khu vực Đông Nam Á. Thế nhưng, trong những năm gần đây, chúng có thể được phân phối thông qua các ngân hàng và dịch vụ ví điện tử được chọn.

Theo một báo cáo vào năm 2018, chỉ có 19% người dân Malaysia đã hoặc sẽ sử dụng dịch vụ này, trong khi 98% người dân Malaysia và Singapore thích sử dụng bao lì xì truyền thống hơn là bao lì xì kỹ thuật số.

Tuy nhiên, đó là trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra. Hiện nay, việc áp dụng ví điện tử đang gia tăng trong khu vực. Theo “Nghiên cứu tác động của thẻ Mastercard năm 2020”, Malaysia dẫn trước các quốc gia khác ở khu vực Đông Nam Á về sử dụng ví điện tử, ở mức 40%; tiếp theo là Philippines (36%), Thái Lan (27%), và Singapore (26%).

Có lẽ trong năm nay, nhiều người sẽ sử dụng lì xì điện tử để giữ lại truyền thống của Tết Nguyên đán trong bối cảnh đại dịch.

LÊ THẢO (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Grand Cru cung cấp quà tết doanh nghiệp số lượng lớn

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ

Ngày 18/12, UBND tỉnh tổ chức lễ gặp mặt cán bộ cao cấp Quân đội qua các thời kỳ nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/2024). Tham dự có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Gặp mặt cán bộ cao cấp quân đội qua các thời kỳ
Kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh (15/12/1964 - 15/12/2024)
Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển

Trải qua 60 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, xứng đáng với niềm tin của Nhân dân.

Tự hào truyền thống xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và phát triển
Return to top