Thế giới

Đông Nam Á: Giáo viên cần được hỗ trợ nhiều hơn

ClockChủ Nhật, 30/06/2024 07:36
TTH - Trong bối cảnh giáo dục phải đối mặt với nhiều biến động, từ đại dịch COVID-19 cho đến sự ra đời của số hóa, thì giáo viên vẫn là trung tâm trong việc cải thiện kết quả học tập, trao quyền cho người học và đạt được Mục tiêu Phát triển Bền vững 4 (SDG4).

Việt Nam và Singapore đạt nhiều tiến bộ nhất về giảm phát thải khí nhà kínhĐông Nam Á - Điểm đến thu hút sự chú ý khi chuỗi cung ứng toàn cầu thay đổi

 Giáo viên đang hướng dẫn cho học sinh trong một lớp học ở Singapore. Ảnh: Inspirdoedu

Theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục vào năm 2030 đòi hỏi phải có những cải thiện đáng kể trong việc tuyển dụng, đào tạo và giữ chân giáo viên ở các nước đang phát triển tại châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, nâng cao vị thế của giáo viên, mở rộng các chương trình cấp chứng chỉ và kết hợp với công nghệ được cho là những bước cần thiết.

Thực tế, nhiều quốc gia trên toàn cầu – đặc biệt là các nước đang phát triển, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong việc tuyển dụng và giữ chân giáo viên. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) ước tính sẽ cần tuyển thêm 69 triệu giáo viên trên toàn cầu để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học vào năm 2030 – một con số không hề nhỏ.

Đáng lưu ý, tình trạng thiếu giáo viên ở Đông Nam Á khá trầm trọng, với khoảng cách thiếu hụt dự kiến là 4,5 triệu giáo viên vào năm 2030. Điều này không chỉ đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức, mà còn nêu bật vai trò quan trọng của sự hợp tác từ các bên trong việc giải quyết thách thức nói trên.

Giữa bối cảnh đó, một nghiên cứu mới đây của Trung tâm đào tạo khu vực thuộc Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO) đã nhấn mạnh những khía cạnh chính trong việc định hướng và giải quyết những thách thức với giáo viên trong khu vực.

Động lực của giáo viên

Tìm hiểu về động lực của giáo viên ở Philippines, nghiên cứu của SEAMEO cho thấy, các yếu tố nội tại như niềm đam mê giảng dạy và cam kết đóng góp cho xã hội đã trở thành động lực chính để giáo viên gia nhập và duy trì nghề nghiệp. Tuy nhiên, các yếu tố bên ngoài như cân nhắc về kinh tế, nhu cầu khối lượng công việc và hệ thống hỗ trợ đã đặt ra những mối đe dọa đáng kể trong việc giữ chân giáo viên. Từ đó, nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiểu rõ động lực của giáo viên trong việc hoạch định các chính sách nhằm khẳng định sự cống hiến và giải quyết nhu cầu của họ.

Chất lượng giáo viên

Chất lượng giảng dạy là một khía cạnh khác của vấn đề. Trong khi phần lớn giáo viên ở Philippines, Malaysia và Việt Nam có bằng cử nhân trở lên thì Lào và Campuchia lại gặp khó khăn trong việc đảm bảo các giáo viên của mình được đào tạo đầy đủ.

Ngoài ra, giáo viên trong khu vực cũng đang phải trải qua điều kiện làm việc đầy thách thức. Nhiều giáo viên làm việc trong các lớp học có tỷ lệ lớn học sinh chưa nắm vững các kỹ năng mong đợi ở các lớp trước. Tại nhiều trường học, giáo viên được xác định thiếu một số kiến thức và kỹ năng cơ bản, gây ra rào cản lớn đối với việc học tập của học sinh. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp chính sách toàn diện để tăng cường đào tạo và sử dụng giáo viên.

Giáo viên và công nghệ

Việc tích hợp công nghệ trong giáo dục nổi lên như một chất xúc tác để chuyển đổi quá trình dạy và học, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Báo cáo năm 2023 về Công nghệ trong Giáo dục ở Đông Nam Á đã cho thấy sự mở rộng nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số trong khu vực. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia và trong từng quốc gia.

Trong khi công nghệ mang lại những lợi ích và cơ hội, những thách thức như hạn chế về cơ sở hạ tầng và đào tạo giáo viên không đầy đủ sẽ cản trở toàn bộ tiềm năng của công nghệ. Những nỗ lực nhằm trao quyền cho giáo viên thông qua công nghệ đang được tiến hành trên khắp Đông Nam Á. Các sáng kiến như nền tảng cố vấn ảo ở Campuchia và cộng đồng chia sẻ tài nguyên trực tuyến ở Malaysia nhấn mạnh cam kết khai thác công nghệ để phát triển giáo viên. Tuy nhiên, vẫn còn những khoảng cách đáng kể, đặc biệt là về sự tự tin của giáo viên và việc đào tạo cách sử dụng các công cụ kỹ thuật số một cách hiệu quả.

Theo SEAMEO, để giải quyết tình trạng thiếu giáo viên toàn cầu và khai thác công nghệ để trao quyền cho các nhà giáo dục đòi hỏi một cách tiếp cận nhiều mặt. Vận động, đào tạo đội ngũ giáo viên chất lượng và cung cấp môi trường làm việc được hỗ trợ là những thành phần thiết yếu của nỗ lực này. Ngoài các biện pháp chính sách, việc nâng cao nhận thức hơn đối với nghề dạy học và nâng cao địa vị của giáo viên trong xã hội cũng quan trọng không kém. Rõ ràng, giữa những vấn đề phức tạp của giáo dục, việc trao quyền cho giáo viên là điều tối quan trọng để định hình một tương lai tươi sáng hơn cho các thế hệ mai sau.

Tố Quyên

(Lược dịch từ Seameo & ADB)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý

Chiều 1/7, Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Trần Tiến Dũng, Thứ trưởng Bộ Tư pháp làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về công tác phối hợp trợ giúp pháp lý (TGPL) trong hoạt động tố tụng (HĐTT). Làm việc với đoàn có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan.

Đẩy mạnh truyền thông, giúp người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ trợ giúp pháp lý
Hỗ trợ thí sinh tự do tham gia kỳ thi THPT quốc gia

Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2024 là năm cuối cùng thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2006. Vì thế, nhiều thí sinh tự do đăng ký thi lại để xét tuyển vào trường đại học mình mong muốn. Đồng hành cùng thí sinh tự do, các trường THPT tích cực hỗ trợ cho các em từ việc hướng dẫn đăng ký hồ sơ đến ôn tập.

Hỗ trợ thí sinh tự do tham gia kỳ thi THPT quốc gia
Return to top