Thế giới
Tương lai phát triển bền vững ASEAN:

Việt Nam và Singapore đạt nhiều tiến bộ nhất về giảm phát thải khí nhà kính

ClockThứ Ba, 25/06/2024 14:42
TTH.VN - Đây là thông tin được đưa ra trong bài viết của ông Patrick Lee, Giám đốc điều hành khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Singapore của Ngân hàng Standard Chartered, được đăng tải trên Tạp chí The Business Times.

Việt Nam nổi bật nhờ năng lực sản xuất giá trị caoGia tăng nhu cầu về tài chính thân thiện với môi trường ở ASEANASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

 Các tấm pin năng lượng mặt trời tại một nhà máy điện mặt trời ở tỉnh Ninh Thuận. Ảnh minh họa: TTXVN

ASEAN là nơi tiêu thụ năng lượng lớn thứ tư trên thế giới, và là nơi sinh sống của 1/10 dân số toàn cầu; đồng thời có vai trò quan trọng trong các nỗ lực toàn cầu nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Đáng chú ý, khu vực này đã có những bước tiến đáng khen ngợi. Báo cáo Nền kinh tế xanh của Đông Nam Á năm 2024 cho thấy, ASEAN đã ghi nhận mức tăng 20% về các khoản đầu tư xanh vào năm 2023, và 8 trong số 10 quốc gia thành viên đã đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Trong số đó, Singapore và Việt Nam đạt được nhiều tiến bộ nhất trong việc giảm phát thải khí nhà kính trong năm qua.

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho hay, nhu cầu năng lượng ở ASEAN đã tăng 3% mỗi năm trong 20 năm qua, và sẽ tiếp tục tăng cho đến năm 2030. Để đẩy nhanh chương trình nghị sự về mức phát thải ròng bằng 0, việc sản xuất năng lượng tái tạo cần phải bắt kịp và cần nhiều vốn hơn để tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng.

Tuy nhiên, rủi ro ở mức cao, khi khu vực này phải đối mặt với những tác động thực tế và hiện tại của tình trạng biến đổi khí hậu. Các thị trường đa dạng của ASEAN có những ưu tiên và thế mạnh khác nhau. Nhưng điểm chung là mục tiêu và quyết tâm, đồng thời thừa nhận sự cần thiết phải cân bằng tăng trưởng và chi phí của quá trình chuyển đổi xanh và bền vững.

Có thể thấy, Singapore là một quốc gia tiên phong trong lĩnh vực tài chính xanh đổi mới sáng tạo; trong khi đó, Chính phủ Việt Nam đang thúc đẩy năng lượng tái tạo một cách rõ ràng; và Malaysia đang hướng dẫn các tổ chức trong lĩnh vực tài chính phát triển các nguyên tắc phân loại và tiến bộ trong các sáng kiến về rủi ro khí hậu…

Ngoài ra, một số quốc gia đang thảo luận về một mạng lưới năng lượng xanh xuyên biên giới đầy tiềm năng. Với những mục tiêu như vậy, lợi ích từ hợp tác khu vực có thể rất đáng kể. Lên đến 6 triệu việc làm mới có thể được tạo ra vào năm 2030, với các khoản đầu tư xanh lên tới 2 nghìn tỷ USD trong khu vực.

Theo báo cáo Nền kinh tế xanh của Đông Nam Á năm 2024 do Ngân hàng Standard Chartered hợp tác với Bain & Company, GenZero và Temasek phát triển, có 5 yếu tố có thể giúp ASEAN đẩy nhanh tiến trình hành động vì khí hậu. Trong số đó, ông Patrick Lee lưu ý: “Hai điều mà tôi muốn nhấn mạnh là các cơ chế tài chính đổi mới sáng tạo và hợp tác khu vực”.

Kết hợp đổi mới sáng tạo và tài chính cho một tương lai xanh hơn

Cụ thể, ASEAN cần thêm 1,5 nghìn tỷ USD để hỗ trợ quá trình chuyển đổi xanh. Mở rộng quy mô các cơ chế tài chính đổi mới sáng tạo, chẳng hạn như tài chính hỗn hợp, tín dụng carbon và tài trợ dự án, sẽ đóng vai trò rất quan trọng.

Trong đó, tài chính hỗn hợp thúc đẩy nguồn vốn xúc tác để giảm thiểu rủi ro cho các dự án và giảm chi phí vốn, thu hút thêm nguồn vốn từ khu vực tư nhân. Chẳng hạn như Quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) để loại bỏ nhiên liệu hóa thạch và đầu tư vào năng lượng tái tạo. “Cùng với các đối tác JETP của chúng tôi, bao gồm các chính phủ và các cơ quan tiền tệ, cũng như các nhà tài trợ khu vực tư nhân, chúng tôi đã cam kết tổng cộng 15,5 tỷ USD để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam, và 20 tỷ USD để giúp Indonesia loại bỏ dần năng lượng than và đầu tư vào cơ sở hạ tầng năng lượng tái tạo”, ông Patrick Lee cho hay.

Bằng cách mở rộng quy mô vốn ưu đãi và các nguồn hỗ trợ khác, nguồn tài chính hỗn hợp có thể lên tới 20 tỷ USD mỗi năm cho các cơ hội khử carbon ở ASEAN, nếu một cách tiếp cận chung được phát triển cho khu vực.

Ưu tiên hiện nay là mở rộng quy mô tài chính hỗn hợp ra ngoài các dự án đơn lẻ. Để nhân rộng các cấu trúc tài chính hỗn hợp, cần phải phát triển một khuôn khổ để bao gồm các hình thức vốn xúc tác khác nhau, kết hợp đầu tư với các dự án phù hợp và thu hút vốn thương mại một cách đúng đắn.

Hệ sinh thái này sẽ bao gồm khu vực công và tư nhân, được hỗ trợ bởi các chính sách và quy định dài hạn hiệu quả, nhằm đơn giản hóa chương trình nghị sự khử carbon cho các nhà đầu tư.

 Hành động vì khí hậu như một nỗ lực chung

Để các dự án hợp tác phát huy được tiềm năng, một cách tiếp cận thống nhất đóng vai trò rất quan trọng. Điều này sẽ bao gồm các tiêu chuẩn, chính sách khuyến khích và công bố thông tin mà tất cả các thị trường trong ASEAN và trên toàn cầu có thể áp dụng và tuân theo.

“Các bên liên quan trên khắp ASEAN hiểu tầm quan trọng của chương trình nghị sự về khí hậu và đang lên kế hoạch cho các cam kết và đầu tư để đạt được một tương lai bền vững. Nhưng đồng thời, chúng ta phải nhận ra những thách thức phía trước. Hành động ngay bây giờ và hợp tác để tạo động lực sẽ mang lại cơ hội tốt nhất để đạt được các mục tiêu về khí hậu”, ông Patrick Lee lưu ý thêm.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của vaccine đã và đang được nhấn mạnh. Đại dịch COVID-19 đã phơi bày khoảng cách về năng lực của nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) khi nói đến đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời. Tương tự như các khu vực khác, ASEAN đã nhận ra nhu cầu cấp thiết phải tăng cường hệ sinh thái/cơ sở hạ tầng vaccine bằng cách sử dụng sáng kiến An ninh và Tự lực vaccine (AVSSR) để đối phó với những vấn đề này.

ASEAN hướng đến mục tiêu an ninh và tự lực vaccine cho khu vực
ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối

Tờ Asia News Network ngày 26/9 cho hay, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Lào, ông Malaythong Kommasith đang kỳ vọng, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có thể tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc thông qua hợp tác kinh tế mới.

ASEAN hướng đến tăng cường thương mại và đầu tư ngoài khối
Việt Nam có 1 trong 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu ASEAN

Theo danh sách NextGen Tech 30, danh sách đầu tiên về 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vừa được Công ty đầu tư mạo hiểm công nghệ Granite Asia công bố, một công ty khởi nghiệp tại Việt Nam vinh dự có tên trong danh sách này.

Việt Nam có 1 trong 30 công ty khởi nghiệp công nghệ hàng đầu ASEAN
Những ý tưởng mới, táo bạo hướng đến Hội nghị thượng đỉnh Tương lai

Làm cho thế giới công bằng, an toàn và bền vững hơn dành cho tất cả mọi người là trọng tâm được thảo luận bởi các đại biểu tham dự, những người ủng hộ các ý tưởng mới, táo bạo được đưa ra tại phiên họp cuối cùng tại sự kiện “Ngày hành động” của Hội nghị thượng đỉnh Tương lai, với những thông điệp về hy vọng và thay đổi từ những người trẻ cho đến Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres.

Những ý tưởng mới, táo bạo hướng đến Hội nghị thượng đỉnh Tương lai
Return to top