Thế giới

Đông Nam Á: Tác động của biến đổi khí hậu nặng nề hơn khu vực khác

ClockThứ Sáu, 14/08/2020 15:05
TTH.VN - Hãng Thông tấn Business Times ngày 14/8 cho hay, nghiên cứu mới của Công ty Tư vấn Quản lý Toàn cầu McKinsey Global Institute (MGI) đã chỉ ra tác động của biến đổi khí hậu có thể nghiêm trọng hơn ở khu vực châu Á, so với nhiều nơi khác trên thế giới.

Biến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEANPhá rừng - “đại dịch” thời hiện đại của ASEAN

Đảo Mindanao, Philippines sau khi hứng chịu một cơn bão mạnh. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

"Đại dịch COVID-19 đang nhấn mạnh sự quan trọng của rủi ro và khả năng phục hồi nhanh đối với cuộc sống và sinh kế; và khi thế giới tập trung vào phục hồi, điều quan trọng là không bỏ qua vai trò của khí hậu", ông Jonathan Woetzel, Giám đốc MGI, người đang dẫn đầu nghiên cứu nói trên cho biết.

Trong đó, nghiên cứu nêu rõ một số nguy cơ khí hậu tiềm tàng, như khu vực châu Á mới nổi (bao gồm Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo ​​sẽ chứng kiến sự gia tăng về nhiệt độ và độ ẩm. Dự báo từ năm 2050 trở đi thì trong một năm trung bình từ 8-13% GDP có thể đối mặt với rủi ro do nhiệt độ và độ ẩm tăng lên. Ngoài ra, khả năng xảy ra các hiện tượng mưa cực lớn có thể tăng gấp 3 hoặc 4 lần vào năm 2050 ở Indonesia.

Nghiên cứu của MGI dựa trên dữ liệu từ Viện Tài nguyên Thế giới cũng cho thấy, hơn 75% cổ phiếu toàn cầu có thể bị thiệt hại do lũ lụt ven sông trong một năm nhất định được xác định ở khu vực châu Á.

Xem xét những biện pháp có thể được thực hiện nhằm quản lý rủi ro, nghiên cứu lưu ý, cơ sở hạ tầng và các khu đô thị vẫn đang được xây dựng ở nhiều nơi trong khu vực Đông Nam Á, điều này mang lại cho khu vực cơ hội để đảm bảo sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn và có khả năng tốt hơn trong việc chống lại những rủi ro tăng cao.

Ông Jonathan Woetzel nói thêm: “Khu vực châu Á phải đối mặt với các hiểm họa khí hậu với những tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng tiềm tàng, và do đó khu vực này rất quan tâm đến việc đóng vai trò tuyến đầu trong nỗ lực giải quyết các thách thức”. Khu vực này có thể dẫn đầu một phản ứng toàn cầu bằng cách đưa rủi ro khí hậu vào quá trình ra quyết định, tiên phong trong các công nghệ thích ứng và đẩy nhanh quá trình cắt giảm carbon để giảm thiểu những hậu quả tiềm tàng nghiêm trọng nhất của tình trạng biến đổi khí hậu.

Được biết, báo cáo đầy đủ của MGI về thách thức khí hậu của khu vực Đông Nam Á sẽ được công bố vào cuối năm nay.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Return to top