Thế giới

Biến đổi khí hậu là mối quan tâm hàng đầu của ASEAN

ClockThứ Bảy, 23/05/2020 15:50
TTH - Nếu không có cam kết bảo vệ môi trường, hậu quả tàn phá sẽ ngày càng xấu đi và các chuyên gia trên toàn khu vực Đông Nam Á lo ngại chính phủ các nước vẫn triển khai chưa đủ nỗ lực để giải quyết khủng hoảng.

LHQ kêu gọi chống biến đổi khí hậu như chống COVID-19Châu Á ứng phó với biến đổi khí hậu bằng những công trình xanhBiến đổi khí hậu - cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu

Báo cáo khảo sát mới của Nhà nước Đông Nam Á năm 2020 do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ISEAS-Yusof Ishak của Singapore thực hiện chỉ ra rằng, biến đổi khí hậu là một trong những mối quan tâm về an ninh hàng đầu được các chuyên gia khu vực và lãnh đạo các nước trong khu vực nhắc đến. Cụ thể, 66,8% trong tổng số 1.308 chuyên gia Đông Nam Á được lấy ý kiến khảo sát cho báo cáo đều bày tỏ rằng, mình rất quan tâm đến vấn đề khí hậu. Tỷ lệ này cao hơn mức 52,6% ghi nhận trong năm 2019.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi nhìn thấy các mối quan tâm ngày càng tăng đối với mối đe dọa khí hậu ở Đông Nam Á. Trong vài thập kỷ qua, các mối nguy hiểm về khí hậu đã mang đến rất nhiều hậu quả tàn phá cho khu vực. 52,7% những người được hỏi trong cuộc khảo sát của Nhà nước Đông Nam Á năm 2020 tin rằng, đây là mối đe dọa nghiêm trọng và đẩy thịnh vượng của các quốc gia rơi vào rủi ro ngay lập tức. Ở một số quốc gia thành viên ASEAN như Indonesia, Philippines, Việt Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan, thậm chí quan điểm này còn được thể hiện rõ ràng hơn khi các nước kể trên thường xuyên đối mặt với các nguy cơ về khí hậu như lũ lụt, hạn hán và thời tiết khắc nghiệt.

Biến đổi khí hậu là vấn đề nghiêm trọng cần được triển khai hành động đối phó khẩn cấp. Ảnh minh họa: stuff.co.nz/TTXVN/Vietnam+

Nỗ lực của chính phủ trong việc giải quyết biến đổi khí hậu

Nếu không có cam kết bảo vệ môi trường, hậu quả tàn phá sẽ ngày càng xấu đi và các chuyên gia trên toàn khu vực Đông Nam Á lo ngại chính phủ các nước vẫn triển khai chưa đủ nỗ lực để giải quyết khủng hoảng. Cụ thể, 52,2% những người tham gia khảo sát nói rằng, chính phủ của họ nhận thức được các mối đe dọa của biến đổi khí hậu, song vẫn chưa phân bổ đủ nguồn lực để giải quyết chúng. Ở các nước đang phát triển và có mức thu nhập trung bình thấp như Việt Nam, Indonesia và Philippines, mối quan tâm này được thể hiện ngày một rõ rệt. Riêng Singapore, phần lớn những người được hỏi cho hay, chính phủ nước này đã và đang đặt khí hậu lên hàng đầu trong chương trình nghị sự quốc gia, cũng như đã nỗ lực rất đầy đủ để giải quyết khủng hoảng này.

Các mối đe dọa về khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến ASEAN

Khu vực này đang chứng kiến những thảm họa về biến đổi khí hậu ngày một nghiêm trọng và thường xuyên hơn. Nói một cách rõ ràng, vào năm 2008, bão Nargis đã cướp đi sinh mạng của 130.000 người ở Myanmar, gây tổn thất lên đến 12,9 tỷ USD, biến nó trở thành cơn bão nguy hiểm nhất và gây thiệt hại lớn nhất ở Ấn Độ Dương. Theo chương trình Môi trường Liên Hiệp quốc (UNEP), Myanmar đã nỗ lực thúc đẩy một chương trình nghị sự phát triển kinh tế sau thảm họa, nhất là khi cơn bão đã gây nên thiệt hại khủng khiếp cho khu vực Ayeyarwady và Yangon.

5 năm sau, cơn bão Haiyan tấn công Philippines, khiến 6 triệu người phải di dời khẩn cấp. Cơn bão phá hủy rất nhiều chương trình phát triển quốc gia, bao gồm cả kế hoạch cung cấp và xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng cho người nghèo và người cực nghèo.

Trên đây chỉ là một số ví dụ. Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) thông tin, khi nhiệt độ toàn cầu tăng, thảm họa khí hậu cực đoan sẽ xảy ra ngày một nhiều hơn. Biến đổi khí hậu hoàn toàn có thể loại bỏ các kế hoạch phát triển, đặc biệt là đối với những quốc gia nơi nguồn lực và năng lực bị hạn chế. Tác động của biến đổi khí hậu có thể làm suy yếu tầm nhìn của các quốc gia thành viên ASEAN, phá vỡ mục tiêu trở thành một khu vực ngày càng thịnh vượng.

Với an ninh khu vực, ảnh hưởng cũng không ngoại lệ. Khi người dân mất đi sinh kế do lũ lụt và hạn hán, Đông Nam Á hoàn toàn có nguy cơ phải đối mặt với một dòng di cư lớn trong tương lai.

Đối với ngành nông nghiệp, vốn chiếm 10,3% GDP khu vực, biến đổi khí hậu cũng tác động rất lớn. Nghiên cứu của Viện Lúa gạo Quốc tế nhấn mạnh, năng suất lúa sẽ giảm 10% cho mỗi lần nhiệt độ tăng 1oC. Hơn nữa, sự không chắc chắn cũng gây ra sự gián đoạn trong công tác làm nông nghiệp. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng khi 1/3 dân số Lào, Campuchia, Myanmar, Việt Nam và Thái Lan lấy nông nghiệp làm sinh kế.

Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới cũng khẳng định du lịch Đông Nam Á có thể bị phá vỡ bởi cùng nguyên nhân.

ASEAN đã làm gì để giảm tác động của biến đổi khí hậu?

Đã có nhiều sáng kiến về biến đổi khí hậu được các nước ASEAN đề ra, trong đó tập trung vào các vấn đề khí hậu xuyên biên giới. Trong đó, khối khu vực đã thiết lập Hiệp định ASEAN về kiểm soát ô nhiễm khói mù xuyên biên giới, một cam kết ràng buộc đối với những nỗ lực phối hợp phòng chống khói mù. Tuy nhiên, ô nhiễm xuyên biên giới gây nên bởi các vụ cháy rừng ở Indonesia vẫn tiếp diễn, ảnh hưởng đến cả Malaysia và Singapore, cũng như nhiều nước khác trong khu vực.

ASEAN cũng thông qua các kế hoạch cho Mạng lưới điện ASEAN, khuyến khích các quốc gia thành viên tập hợp nguồn lực và tạo điều kiện cho thương mại điện trên toàn khu vực.

Gần đây, ASEAN cũng xây dựng Mạng lưới các thành phố thông minh ASEAN và xem đây như chất xúc tác cho chính quyền địa phương trên khắp các thành phố xây dựng nhiều chương trình giải quyết những vấn đề đô thị bằng công nghệ. Nhiều dự án được đề xuất bởi các thành phố nhằm giảm bớt tác động của biến đổi khí hậu bằng cách cải thiện giao thông công cộng, khuyến khích người dân giảm sử dụng xe hơi chạy bằng nhiên liệu hóa thạch và giảm lũ bằng công nghệ thông minh. Với những sáng kiến này, ASEAN đã và đang thúc đẩy hợp tác xuyên quốc gia, cũng như khuyến khích sự tham gia tích cực của chính quyền địa phương, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận cùng nhau hướng đến mục tiêu chung cho ngày mai tươi sáng.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The ASEAN Today)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri

Tại các kỳ tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 8, HĐND tỉnh khóa VIII, cử tri trên địa bàn TP. Huế đã có nhiều ý kiến, kiến nghị các vấn đề liên quan đến hạ tầng dân sinh. Điều đáng mừng, TP. Huế đã chỉ đạo các ban ngành, địa phương trả lời thấu đáo cũng như triển khai khắc phục.

Quan tâm giải quyết các kiến nghị của cử tri
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top