Thế giới

Du lịch quá tải: Hiểu đúng để quản lý tốt hơn

ClockThứ Bảy, 05/10/2024 15:42
TTH.VN - Hãng tin The Business Times dẫn lời các chuyên gia cho biết, du lịch quá tải đã và đang trở thành một thuật ngữ thông dụng, gây ra những cuộc tranh luận tương tự như những cuộc tranh luận về biến đổi khí hậu.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn Thái Lan đẩy mạnh thị thực mới thu hút “dân du mục kỹ thuật số”Thái Lan: Tổng cục Du lịch phát động chiến dịch “Sức khỏe trên đĩa ăn”Du lịch quá mức đang tàn phá thiên đường BaliDòng khách và tâm lý du lịch đang co dần vì “du lịch hiện tại quá đắt đỏ”

Với nhiều quốc gia, du lịch là nguồn thu quan trọng. Ảnh minh họa: CNN/Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân 

Tuy nhiên, không giống như biến đổi khí hậu, vốn được các nhà khoa học công nhận và hiểu rõ, khái niệm du lịch quá tải vẫn chưa có định nghĩa rõ ràng và chưa được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới.

Thuật ngữ này đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ, nhưng nguồn gốc và định nghĩa học thuật của nó vẫn đang được tranh luận. Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) định nghĩa tình trạng du lịch quá tải là những tác động tiêu cực của du lịch đến cuộc sống hàng ngày của người dân và gây ra nhiều trải nghiệm tiêu cực cho du khách. Song định nghĩa này đang đặt ra câu hỏi về cách đánh giá chính xác tình trạng du lịch quá tải, cụ thể là về bản chất và những hậu quả tiêu cực mà nó gây ra.

Có thể nói rằng, hiểu được tình trạng du lịch quá tải và đưa ra chiến lược để giải quyết là một nhiệm vụ phức tạp.

Được biết, du lịch là một trong những ngành công nghiệp sinh lời nhất thế giới và đóng vai trò là nguồn thu nhập quan trọng cho nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC) dự báo một năm phá kỷ lục về du lịch vào năm 2024, dự kiến sẽ mang lại 11,1 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu.

Điều này được chứng minh rõ ràng khi ngành du lịch đã và đang củng cố vị thế là một thế lực kinh tế toàn cầu trong năm nay, tức cứ 10 USD sẽ có 1 USD thế giới thu về là từ du lịch.

Con số này cao hơn năm 2023, khi ngành này có giá trị 9,9 nghìn tỷ USD, mức lớn nhất kể từ năm hoàng kim của du lịch vào năm 2019.

Du lịch cũng thúc đẩy lực lượng lao động tăng thêm 27,4 triệu người, đưa tổng số việc làm trên toàn thế giới lên gần 330 triệu.

Đó là lý do vì sao Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) nhấn mạnh rằng tình trạng du lịch quá tải không chỉ liên quan đến số lượng khách du lịch mà còn liên quan đến những số liệu khác. Nếu được quản lý đúng cách, các điểm đến sẽ có thể tiếp đón nhiều du khách hơn theo cách bền vững.

Du lịch quá tải: Một vấn đề về nhận thức

Theo định nghĩa của UNWTO, tình trạng du lịch quá tải là vấn đề nhận thức của cả người dân địa phương và khách du lịch: Tình trạng này xảy ra khi khách du lịch và người dân địa phương tin rằng tác động tiêu cực của du lịch vượt quá ngưỡng chịu đựng của họ.

Điều này làm dấy lên cuộc tranh luận sâu hơn về cách thức áp dụng khái niệm này vào các nền kinh tế đang phát triển, nơi có mật độ dân số đông đúc và “người dân đã quen” với tình trạng đông đúc, nhà ở giá rẻ và đô thị hóa.

Đơn cử, nếu một khách du lịch Trung Quốc quen với sự đông đúc thường thấy ở Thượng Hải và không cho rằng bãi biển ở Santorini (Hy Lạp) quá chật chội vì du khách, thì tình trạng quá tải du lịch có còn tồn tại theo quan điểm của khách du lịch không?

Tổ chức Du lịch Thế giới cho rằng hiểu được cư dân địa phương là chìa khóa để giải quyết tình trạng du lịch quá tải.

Các nghiên cứu về du lịch cho thấy cư dân là một nhóm không đồng nhất và thái độ ủng hộ hay phản đối du lịch của họ đều khác nhau, trong đó tùy thuộc vào sự phụ thuộc kinh tế vào du lịch, tính thời vụ, trình độ học vấn và nơi họ sinh sống.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng thái độ của người dân địa phương đối với khách du lịch không phải lúc nào cũng lý trí, mà có thể bị ảnh hưởng bởi hệ tư tưởng.

Bên cạnh nhiều yếu tố chủ quan tác động, định nghĩa du lịch quá tải và những tác động của vấn đề đang chưa được đánh giá khách quan. Để tình trạng quá tải du lịch vẫn là một khái niệm hữu ích trong việc quản lý các điểm đến du lịch, cần phải có sự đồng thuận về một phương pháp nhằm xác định một cách khoa học mức độ và tình trạng của du lịch ở một địa phương, bằng không nhiều nơi trên thế giới vẫn sẽ vật lộn với công tác quản lý du lịch và thiếu các giải pháp thay thế khả thi.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng

Sáng 24/12, Thanh tra Chính phủ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng (PCTN). Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong chủ trì hội nghị. Tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh.

Công tác phòng, chống tham nhũng có bước tiến quan trọng
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Return to top