Thế giới

ECB tin tưởng thành công trong cuộc chiến chống lạm phát

ClockChủ Nhật, 25/12/2022 08:01
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khẳng định ngân hàng đang tăng lãi suất và "sẽ tiếp tục tăng với tốc độ ổn định" cho đến khi ở mức đảm bảo quay lại mục tiêu 2% của ECB.

Khủng hoảng năng lượng châu Âu: Người tiêu dùng đối mặt với mùa đông khó khăn phía trướcNgười tiêu dùng châu Âu trở lại thói quen mua sắm những năm 1970

Đồng tiền mệnh giá 100 euro tại Rome (Italy). Ảnh: AFP/TTXVN

Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 23/12 bày tỏ tin tưởng ngân hàng này sẽ thành công trong việc kiềm chế mức lạm phát đang rất cao hiện nay.

Trong thông điệp qua video nhân dịp cuối năm, người đứng đầu ECB Lagarde lan tỏa niềm tin rằng ngân hàng này sẽ thành công trong việc giảm mức lạm phát cao hiện nay.

Bà nói: "Tôi biết rằng lạm phát cao ảnh hưởng đến tất cả mọi người, đặc biệt là người nghèo. Tôi cam kết rằng chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để giảm lạm phát. Và chúng ta sẽ làm được điều đó."

Chủ tịch ECB cũng khẳng định ngân hàng đang tăng lãi suất và "sẽ tiếp tục tăng với tốc độ ổn định" cho đến khi ở mức đảm bảo quay lại mục tiêu 2% của ECB.

Tuyên bố trên của bà Lagarde được đưa ra trong bối cảnh giá tiêu dùng tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tháng 11 vừa qua lên tới 10% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong tháng 10 trước đó, lạm phát đã tăng lên mức cao kỷ lục 10,6%, trong khi mức lạm phát mục tiêu của ECB chỉ là 2%. Để chống lại mức lạm phát tăng cao, ECB đã nhiều lần tăng lãi suất kể từ mùa Hè.

Gần đây nhất ngày 15/12 vừa qua, ECB đã tăng lãi suất lần thứ tư liên tiếp, theo đó lãi suất cơ bản được tăng 0,5 điểm phần trăm lên 2,5%, mức cao nhất kể từ năm 2008.

Tuy nhiên, mức tăng này đánh dấu sự giảm đà đáng kể so với 0,75 điểm phần trăm trong hai lần tăng trước trong bối cảnh lạm phát có dấu hiệu đạt đỉnh và nguy cơ suy thoái đang xuất hiện.

Sau sáu năm áp dụng chính sách lãi suất bằng 0, ECB đã khởi xướng cuộc thay đổi về chính sách lãi suất. Do hậu quả liên quan tới cuộc xung đột ở Ukraine, giá năng lượng tăng cao và lạm phát hai con số, ECB lần đầu tiên tăng lãi suất cơ bản lên 0,5% vào ngày 27/7.

Trong các bước tăng lãi suất tiếp theo, lãi suất được điều chỉnh tăng lên 1,25% vào ngày 14/9 và lên 2% vào ngày 2/11.

Cũng trong bài phát biểu nêu trên, Chủ tịch ECB Lagarde hoan nghênh Croatia với tư cách là thành viên mới của Eurozone. Croatia sẽ chính thức trở thành thành viên thứ 20 của Khu vực đồng tiền chung châu Âu vào ngày 1/1/2023./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top