Thế giới

EMA phê duyệt sử dụng vaccine của Pfizer để tiêm mũi tăng cường

ClockThứ Bảy, 23/04/2022 10:02
Công bố nghiên cứu mới đây của Pfizer cho thấy việc tiêm 3 mũi vaccine của hãng này có thể tạo ra sự bảo vệ ở những trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 trước sự tấn công của biến thể Omicron.

Mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 4 có thể giảm ​75% nguy cơ tử vong ở người trên 60 tuổiẤn Độ mở rộng tiêm mũi tăng cường, giá vaccine được cắt giảmGAVI cam kết tài trợ 4,8 tỷ USD cho COVAXNhiễm biến thể Omicron thường phục hồi sớm hơn so với nhiễm Delta khoảng 3 ngàyCuba trình WHO phê duyệt vaccine Abdala ngừa COVID-19

Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 22/4, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã phê duyệt việc sử dụng vaccine Comirnaty của Pfizer/BioNTech để tiêm mũi tăng cường cho người trưởng thành - vốn được tiêm loại vaccine khác trước đó.

Khuyến nghị trên được EMA đưa ra trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 500 triệu ca, với biến thể BA.2 đang ngày một tăng ở nhiều nước.

Hiện một số nước châu Âu đang chứng kiến số ca mắc mới tăng chậm, thậm chí là giảm, song theo ước tính của hãng tin Reuter, cứ hai ngày, cả khu vực này lại ghi nhận tới 1 triệu ca.

Tại Mỹ, vaccine Comirnaty đã được phê duyệt để tiêm mũi tăng cường dù 2 mũi tiêm trước đó không cùng loại.

Tuần trước, Pfizer vừa công bố nghiên cứu cho thấy việc tiêm 3 mũi vaccine của hãng này có thể tạo ra sự bảo vệ ở những trẻ em trong độ tuổi từ 5-11 trước sự tấn công của biến thể Omicron.

Liên quan đến vaccine, Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đã ngừng sản xuất vaccine Covishield - phiên bản vaccine của AstraZeneca sản xuất ở Ấn Độ, do nhu cầu giảm. Đây là thông báo được người đứng đầu SII Adar Poonawalla đưa ra ngày 22/4.

Tính đến nay, SII đã sản xuất hơn 1 tỷ liều vaccine Covishield và đây là nhà cung cấp vaccine chính cho chương trình COVAX, cung cấp vaccine cho các nước nghèo hơn.

Trong tuyên bố, SII nêu rõ hiện có một lượng lớn vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu. Đây là điểm tương phản đáng kể so với một năm trước, khi Ấn Độ - một trong những nước có ngành sản xuất dược phẩm lớn nhất thế giới, hạn chế xuất khẩu để tập trung vaccine ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trong nước. Việc xuất khẩu vaccine được nối lại vào tháng 11/2021.

Phát biểu tại một diễn đàn kinh tế do Tập đoàn truyền thông Times Network tổ chức, Giám đốc điều hành SII Poonawalla cho biết hiện SII có 200 triệu liều vaccine dự trữ.

Viện này đã ngừng sản xuất hồi tháng 12/2021. Ông cũng đề nghị tặng số vaccine trên cho bất kỳ nước nào hoặc chương trình nào có nhu cầu.

Cơ quan quản lý dược phẩm của Ấn Độ cho phép sử dụng Covishield tối đa 9 tháng sau ngày sản xuất.

Người phát ngôn của SII xác nhận viện này chỉ ngừng sản xuất vaccine của Covishield. Hiện SII cũng đang sản xuất vaccine Covovax của hãng dược phẩm Novavax của Mỹ.

Liên đoàn Các nhà sản xuất và hiệp hội dược phẩm quốc tế (IFPMA) nhấn mạnh kể từ giữa năm 2021, sản lượng vaccine ngừa COVID-19 trên toàn cầu đã vượt nhu cầu và khoảng cách này ngày một nới rộng.

Tuy vậy, có một thực tế là hàng tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiêm phòng, hầu hết là ở các nước đang phát triển. Điều này cũng cho thấy tình trạng bất bình đẳng trong phân phối vaccine.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Return to top