Thế giới

EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN

ClockThứ Năm, 02/02/2023 15:18
TTH.VN - Theo Đại sứ EU tại ASEAN Igor Driesmans, tăng cường kết nối giữa Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế song phương giữa đôi bên sẽ là một trong những ưu tiên của khối liên minh gồm 27 thành viên trong năm 2023 này.

Thủ tướng Campuchia Hun Sen nhận định về quan hệ ASEAN - EUThủ tướng Tây Ban Nha cam kết thúc đẩy phê chuẩn EVIPA, mời Việt Nam tham gia ứng phó hạn hánEU ưu tiên thúc đẩy quan hệ thương mại với ASEANLiên minh châu Âu ngày càng coi trọng mối quan hệ với ASEANASEAN và EU tái cam kết thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền

EU đưa ra nhiều kế hoạch hợp tác với ASEAN trong năm 2023 này. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Cụ thể, Đại sứ Igor Driesmans cho biết, việc ký kết Hiệp định Vận tải Hàng không Toàn diện EU - ASEAN, hiệp định hàng không giữa hai khu vực đầu tiên vào năm 2022, sẽ thúc đẩy kết nối hàng không giữa 37 quốc gia liên quan.

EU muốn đầu tư nhiều hơn vào khu vực, đồng thời các nhà lãnh đạo của liên minh cũng đã công bố khoản đầu tư 10 tỷ Euro (10,88 tỷ USD) vào Đông Nam Á trong vài năm tới thông qua chương trình “Global Gateway” nhằm giải quyết một số nhu cầu kết nối lớn của ASEAN và xây dựng hành động dựa trên một số thành công trong sự hợp tác đã có trước đây giữa hai khu vực.

Đại sứ Igor lưu ý, EU đã ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) với Singapore và Việt Nam. Thời gian tới, Liên minh sẽ mở đàm phán FTA với các nước ASEAN khác, đồng thời nối lại đàm phán với Indonesia, Malaysia, Philippines và Thái Lan.

Được biết, ưu tiên thứ hai của EU là xây dựng một chương trình nghị sự xanh của bền vững chung với khu vực ASEAN. Đây được xem là ưu tiên hàng đầu của EU và quan hệ đối tác với ASEAN.

Hiện Liên minh đang triển khai Thỏa thuận Xanh của EU để biến EU trở thành nền kinh tế tuần hoàn, trung hòa Carbon vào năm 2050. Do đó, liên minh cần hợp tác với ASEAN để biến điều đó thành hiện thực. 

“EU đã và đang phát triển khá nhiều dự án và chương trình hợp tác với ASEAN, chẳng hạn như hỗ trợ các thành phố Xanh thông minh cải thiện đa dạng sinh học để quản lý đất than bùn bền vững hơn. Vì vậy, chúng tôi muốn mở rộng tham vọng đó, thực hiện nhiều hơn nữa, hành động nhiều hơn nữa về mặt hợp tác và thêm khía cạnh chính trị vào hành động của chúng tôi. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Indonesia để tổ chức cuộc họp cấp bộ trưởng môi trường EU - ASEAN đầu tiên”, Đại sứ Igor Driesmans tuyên bố.

Nhiều khả năng một cuộc đối thoại EU - ASEAN về năng lượng cũng sẽ được tổ chức trong năm nay.

Về ưu tiên thứ ba, nhà ngoại giao Igor Driesmans nhấn mạnh về quan hệ đối tác an ninh, nhất là về các vấn đề an ninh ở cả hai khu vực, đặc biệt là vấn đề Myanmar ở Đông Nam Á và Ukraine ở châu Âu.

Ngoài ra, EU cũng mong muốn hợp tác với ASEAN để đảm bảo các tuyến hàng hải tự do, rộng mở ở Biển Đông, tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 và rằng Liên minh cũng sẽ hỗ trợ đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Bên cạnh những trọng tâm chính này, vị đại sứ cũng nhấn mạnh các ưu tiên khác của EU trong việc thúc đẩy quan hệ đối tác Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đảm bảo một ASEAN an toàn và thịnh vượng.

Đại sứ Igor Driesmans nói thêm: “EU hy vọng xây dựng mối quan hệ đối tác ngày càng mạnh mẽ hơn nữa với khu vực ASEAN, trên đà diễn ra Hội nghị thượng đỉnh EU - ASEAN vào tháng 12 tới”.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top