Thế giới

EU kêu gọi Mỹ gia nhập nỗ lực Trung Đông mới

ClockThứ Ba, 16/06/2020 09:29
Mặc dù đưa ra lời kêu gọi như vậy, Ngoại trưởng các nước EU cũng bác bỏ kế hoạch Trung Đông của Tổng thống Donald Trump làm cơ sở cho bất kỳ một tiến trình quốc tế.

Việt Nam và Indonesia phát biểu chung tại HĐBA về tình hình Trung PhiTriển vọng và thách thức cho quá trình phục hồi du lịch Đông Nam ÁTrung Quốc công bố Sách Trắng về chống dịch Covid-19Hướng đến các thành phố xanh, sạch, thông minh hơn sau dịch COVID-19Mỹ gửi thư lên LHQ phản đối yêu sách phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông

Kế hoạch Trung Đông của Mỹ được công bố hồi tháng 1 nhằm tiến tới việc thành lập một nhà nước Palestine, tuy nhiên kế hoạch này không đáp ứng các nhu cầu của người dân Palestine và quy định phần lớn khu Bờ Tây bị chiếm đóng vào tay Israel.  

Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU Joseph Borrell. Ảnh: Times of Israel

Phát biểu trước cuộc họp trực tuyến giữa các ngoại trưởng EU và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại của EU Joseph Borrell cho biết, EU ghi nhận ý nghĩa của kế hoạch Trung Đông của Mỹ vì kế hoạch này đã tạo đà cho các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết vấn đề Israel-Palestine.

Ông Borrell cũng nhấn mạnh cần khuyến khích Israel và Palestin tham gia một tiến trình chính trị có ý nghĩa và đáng tin cậy nhằm nối lại đàm phán hòa bình đồng thời khẳng định mọi sáng kiến mới phải tôn trọng các thỏa thuận quốc tế hiện có. 

EU trong vài tháng qua đã thảo luận khả năng sửa đổi chính sách Trung Đông của mình trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng hoạt động định cư và các động thái ngoại giao của Mỹ như việc công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, đang cản trở khả năng đạt được giải pháp hai nhà nước cho vấn đề Israel-Palestine.  

Kế hoạch hòa bình Trung Đông của Tổng thống Donald Trump đã được Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hoan nghênh tuy nhiên đã bị Tổng thống Palestin Mahmoud Abbas cho là vô nghĩa. Các nước Arab ở khu vực Vùng Vịnh cũng bác bỏ kế hoạch của Nhà Trắng vì cho rằng kế hoạch này thiên vị Israel.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top