Thế giới

EU phê duyệt 8,7 tỷ USD viện trợ nhà nước cho các dự án đổi mới công nghệ

ClockThứ Sáu, 09/06/2023 07:51
TTH.VN - Ủy ban châu Âu (EC) vừa phê duyệt khoản viện trợ nhà nước trị giá 8,1 tỷ euro (tương đương 8,7 tỷ USD) cho các dự án công nghệ vi điện tử và truyền thông, như một phần trong nỗ lực của Liên minh châu Âu (EU) nhằm đi đầu trong đổi mới sáng tạo về công nghệ.

EU công bố kế hoạch để dẫn đầu cuộc cách mạng công nghiệp xanhEU đề xuất kế hoạch 1,2 tỷ USD chống mối đe dọa an ninh mạng

leftcenterrightdel
 Chip bán dẫn được xem là một thành phần quan trọng trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm công nghệ hiện nay. Ảnh minh họa: TTXVN

Cơ quan điều hành EU ngày 8/6 cho biết, 14 quốc gia thành viên có thể cung cấp viện trợ cho 68 dự án bao gồm các công ty như Airbus, ASML và Ericsson.

Những dự án này đã được chỉ định chung là Dự án quan trọng vì lợi ích chung của châu Âu (IPCEI), đủ điều kiện để được hưởng các quy tắc viện trợ nhà nước EU dễ dàng hơn. Đây là các dự án theo sau một nhóm những dự án IPCEI trước đó trong cùng lĩnh vực, và đã được phê duyệt hồi năm 2018.

Cụ thể, các dự án nói trên có sự tham gia của tổng cộng 56 công ty, bao gồm hoạt động nghiên cứu và phát triển vật liệu và công cụ, cũng như các quy trình thiết kế và sản xuất chip. Các dự án này nhắm đến công nghệ viễn thông 5G và 6G, cùng với công nghệ lái xe tự động, trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán lượng tử.

Đáng chú ý, những sản phẩm mới đầu tiên có thể sẽ được tung ra thị trường ngay vào năm 2025, trong khi toàn bộ dự án được dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2032.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, Phó Chủ tịch EC Margrethe Vestager nhận định: "Chúng ta cần phải là những người tiên phong. Chúng ta cần phát triển các giải pháp thực sự đổi mới sáng tạo, và tất nhiên là những giải pháp triển khai công nghiệp đầu tiên tại khu vực châu Âu".

Trong một động thái liên quan, Giám đốc ngành công nghiệp EU Thierry Breton cho biết, những dự án này sẽ tăng tốc độ phát triển chuỗi cung ứng của khu vực châu Âu đối với thành phần cho các ứng dụng radar và không gian, cũng như việc triển khai xe điện, đồng thời góp phần phát triển các loại chip AI tiên tiến.

Qua đó, Ủy ban châu Âu (EC) hy vọng, những dự án này sẽ thu hút thêm 13,7 tỷ euro đầu tư tư nhân. Các công ty tham gia khác bao gồm GlobalFoundries, Orange, Analog Devices, Continental Automotive và Bosch. Bên cạnh đó, Renault, NXP, STMicroelectronics, Wacker Chemie và Infineon cũng tham gia vào các dự án này.

Được biết, các quốc gia cung cấp viện trợ nhà nước là Áo, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ireland, Italy, Malta, Hà Lan, Ba Lan, Romania, Slovakia và Tây Ban Nha.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hội nghị Da liễu Quốc tế:
Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​

Hội nghị Da liễu Quốc tế từ 21 đến 23/11 do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức thu hút nhiều chuyên gia trong, ngoài nước. Hàng trăm bài báo cáo được chia sẻ mang đến cái nhìn về phương pháp, kinh nghiệm, công nghệ… trong điều trị các bệnh về da. ​

Kinh nghiệm, công nghệ và xu thế​
Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Return to top