Thế giới

EU và Singapore mở đàm phán về hiệp định thương mại kỹ thuật số

ClockThứ Sáu, 21/07/2023 07:53
TTH.VN - Theo Hãng Thông tấn The Straits Times, Liên minh châu Âu (EU) và Singapore ngày 20/7 đã mở các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại kỹ thuật số.

Hàn Quốc sẽ gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA)Trung Quốc thúc đẩy kinh tế số với các hiệp định CPTPP, DEPAKỹ thuật số hóa thương mại Nhật Bản và ASEAN

leftcenterrightdel
 Các container hàng hoá tại một cảng biển ở Singapore. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Trong đó, Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore cho biết, hiệp định thương mại kỹ thuật số này sẽ có các quy tắc và điều khoản ràng buộc về mặt pháp lý, nhằm đảm bảo chắc chắn cho thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các luồng dữ liệu đáng tin cậy, cũng như thúc đẩy một môi trường kỹ thuật số được kết nối và an toàn.

Nhận định trong một tuyên bố chung, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Gan Kim Yong và Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis cho rằng, các cuộc đàm phán nhằm đưa quan hệ đối tác kinh tế, được củng cố bởi Hiệp định Thương mại Tự do EU - Singapore trong năm 2019, vào lĩnh vực kỹ thuật số.

“Điều đó thể hiện cam kết của chúng tôi đối với việc đi đầu trong những phát triển kỹ thuật số mới, đồng thời duy trì các nền kinh tế kỹ thuật số mở, mang tính cạnh tranh, minh bạch, công bằng và không có các rào cản phi lý đối với thương mại quốc tế”, tuyên bố chung lưu ý thêm.

Theo đó, mục đích là nhằm xây dựng một hiệp định thương mại cho phép các doanh nghiệp và người dân bắt kịp với nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển nhanh chóng, cũng như làm sâu sắc thêm khuôn khổ thương mại hiện tại của cả hai nền kinh tế này.

Ngoài ra, các cuộc đàm phán sẽ được xây dựng dựa trên Quan hệ đối tác kỹ thuật số EU – Singapore, và các nguyên tắc thương mại kỹ thuật số đã được thống nhất trước đó hồi đầu năm nay.

“Chúng tôi coi thương mại kỹ thuật số là một phần thiết yếu của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số và chuyển đổi xanh của xã hội”, ông Gan Kim Yong và ông Valdis Dombrovskis nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, hợp tác quốc tế về nền kinh tế kỹ thuật số đóng vai trò quan trọng đối với việc hỗ trợ tạo việc làm, trao quyền cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, được tiếp cận với những cơ hội mới, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trực tuyến, đồng thời thúc đẩy đổi mới sáng tạo.

“EU và Singapore có thể đóng vai trò hàng đầu trong việc thiết lập các quy tắc thương mại kỹ thuật số tiêu chuẩn cao giữa các khu vực, đồng thời nâng cao tham vọng về những tiêu chuẩn kỹ thuật số toàn cầu”, tuyên bố chung cho hay.

THANH NGÂN (Lược dịch từ The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD):
Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2024

Theo kết quả bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới được Viện Phát triển quản lý quốc tế (IMD) công bố ngày hôm nay (18/6), Singapore vừa giành lại vị trí dẫn đầu là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2024, tăng từ vị trí thứ 4 cách đây một năm.

Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới vào năm 2024
Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi

Trang maritimefairtrade.org (Singapore) vừa có bài viết nhận định về sự phục hồi của nền kinh tế Việt Nam, trong đó dẫn báo cáo kinh tế bán thường niên mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo nền kinh tế Việt Nam sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 5,5% trong năm 2024 và tăng dần lên 6% vào năm 2025.

Trang tin của Singapore nhận định nền kinh tế Việt Nam từng bước phục hồi
Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU

Liên minh châu Âu (EU) là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với các mặt hàng cà-phê, gỗ và cao su của Việt Nam với kim ngạch hằng năm đạt gần 3 tỷ USD. Đây cũng là các mặt hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Quy định chống phá rừng (EUDR) sắp có hiệu lực thi hành. Quy định này sẽ tác động lớn đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt.

Nông sản Việt trước yêu cầu của thị trường EU
Return to top