Thế giới

Trung Quốc thúc đẩy kinh tế số với các hiệp định CPTPP, DEPA

ClockThứ Tư, 15/03/2023 17:50
TTH.VN - Trong báo cáo công tác của Chính phủ gửi đến Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc lần thứ 14 vào ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kêu gọi đất nước tham gia tích cực vào các hiệp định thương mại chất lượng cao hơn, bao gồm Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác Kinh tế Kỹ thuật số (DEPA) mà Trung Quốc đã nộp đơn xin gia nhập để tiếp tục mở cửa nền kinh tế của mình với thế giới bên ngoài.

Trung Quốc tiếp tục cấp thị thực cho người nước ngoài bắt đầu từ 15/3Cảnh giác với những “cơn gió ngược” vào thời điểm phục hồi kinh tế toàn cầuNhu cầu nội địa và du lịch là động lực phục hồi kinh tế các nước CLMVPhilippines phê chuẩn hiệp định RCEPHàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA

leftcenterrightdel
 Trung Quốc đã và đang nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Ảnh minh hoạ: Global Times/VTV.vn

Được biết hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang phải đối mặt với những cơn gió ngược, căng thẳng địa chính trị leo thang và các quy tắc quốc tế đang thay đổi. Những yếu tố này thúc đẩy sự phát triển của các hiệp định thương mại tự do song phương và khu vực.

Trong kỷ nguyên mới, Trung Quốc đang thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm xây dựng một mô hình phát triển mới. Việt Nam đã ký 19 FTA với 26 quốc gia và khu vực, đồng thời hình thành một mạng lưới các khu vực thương mại tư do tập trung vào Đông Á, với lợi ích lan rộng đến các quốc gia thuộc cộng đồng kinh tế châu Á – Thái Bình Dương và nhiều khu vực khác.

Việc Trung Quốc chính thức nộp đơn xin gia nhập CPTPP vào năm 2021 sẽ giúp mở rộng mạng lưới khu vực thương mại tự do của Trung Quốc. Được coi là FTA lớn nhất xét về độ mở và tiêu chuẩn, CPTPP dẫn đầu trong việc đưa ra các quy tắc kinh tế và thương mại toàn cầu, bao gồm các quy tắc về sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số, cũng như các quy định về dịch vụ viễn thông.

Trong khi đó, DEPA là thoả thuận chuyên biệt đầu tiên trên thế giới về hợp tác xuyên biên giới trong nền kinh tế kỹ thuật số.

Là quốc gia dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế được cấp phép cho các công nghệ kỹ thuật số quan trọng như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật và thông tin lượng tử vào năm 2022, Trung Quốc đã có 325.000 bằng sáng chế được phê duyệt cho các ngành cốt lõi trong nền kinh tế kỹ thuật số của nước này. Quy mô của ngành cốt lõi trong Internet công nghiệp đạt 1,2 nghìn tỷ NDT, với quy mô của ngành dữ liệu lớn đạt 1,57 nghìn tỷ NDT, đưa Trung Quốc trở thành một trong những thị trường điện toán đám mây phát triển nhanh nhất thế giới.

DEPA tập trung vào việc sử dụng công nghệ tiên tiến để thu thập dữ liệu và cam kết thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nền kinh tế kỹ thuật số, trong khi CPTPP có các điều khoản về “chia sẻ thông tin”.

Vì vậy, bằng cách tham gia cả CPTPP và DEPA, Trung Quốc có thể tăng cường hợp tác thương mại xuyên biên giới trong các ngành như truyền thông và công nghệ thông tin, dữ liệu lớn và AI, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số.

Các chuyên gia cho rằng, quy mô của nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc phải vượt quá 5 nghìn tỷ NDT vào năm 2022, chứng kiến mức tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2021. Cùng lúc đó, giữa lúc thương mại dịch vụ kỹ thuật số trong nửa đầu năm 2022 đạt 1,2 nghìn tỷ NDT, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2021, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số của Trung Quốc đạt 682,8 tỷ NDT, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2020.

Chính vì vậy, tăng cường tham gia, tham gia tích cực vào hai hiệp định thương mại CPTPP và DEPA sẽ giúp thương mại kỹ thuật số của Trung Quốc thuận tiện hơn, thúc đẩy luồng dữ liệu tự do xuyên biên giới, giúp tăng cường sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và người tiêu dùng trong nền kinh tế kỹ thuật số, đồng thời thúc đẩy thương mại dịch vụ kỹ thuật số, từ đó tạo ra dịch vụ kỹ thuật số lớn hơn trong thị trường.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top