Thế giới

G20: Cần tìm ra điểm chung để cùng nhau phát triển

ClockChủ Nhật, 12/03/2023 08:09
Tiếp lời Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar chia sẻ với các ngoại trưởng G20 rằng họ có thể “không luôn đồng lòng” và “có sự khác biệt rõ rệt về ý kiến và quan điểm”. Tuy nhiên, họ luôn phải “tìm ra điểm chung và phương hướng để cùng phát triển”.

Trung Quốc kêu gọi hợp tác G20 mạnh mẽ hơn để đẩy mạnh chủ nghĩa đa phương, phát triển toàn cầuTổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơnNắm bắt cơ hội từ hợp tác quốc tế giáo dục đại họcGiao lưu, hợp tác quốc tế trong giảng dạy

leftcenterrightdel
 Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 diễn ra tại New Delhi (Ấn Độ). Ảnh minh hoạ: Getty/VTV.vn

Thêm vào đó, Bộ trưởng Ngoại giao S Jaishankar cũng coi việc “tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” là nguyên tắc chỉ đạo thiết yếu cho hợp tác.

Phát biểu tại Hội nghị các Bộ trưởng Ngoại giao G20, Bộ trưởng S Jaishankar cho biết, nhóm G20 mang trên mình một trách nhiệm đặc biệt. Lần đầu tiên các nước đến với nhau giữa một cuộc khủng hoảng toàn cầu và ngày nay, một lần nữa, G20 phải đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng.

Chúng bao gồm tác động của đại dịch COVID-19, lo ngại về chuỗi cung ứng mong manh, tác động dây chuyền của các cuộc xung đột đang diễn ra, lo lắng về khủng hoảng nợ và sự gián đoạn của các sự kiện khí hậu. Khi xem xét những vấn đề này, có thể không phải lúc nào các lãnh đạo và các nước trong nhóm đều có chung quan điểm và ý kiến.

Trên thực tế, có một số vấn đề có sự khác biệt lớn về ý kiến và quan điểm. Tuy nhiên, các quốc gia cần tìm ra điểm chung và đưa ra phương hướng, bởi vì đó là điều mà thế giới mong đợi ở các nước G20.

Nhấn mạnh rằng có cả những thách thức cấp bách và mang tính hệ thống hơn mà tất cả đều phải đối mặt, Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ S Jaishankar nhận định: “Tương lai của chủ nghĩa đa phương phụ thuộc rất nhiều vào khả năng của các nước trong việc củng cố nó trong một thế giới đang thay đổi”.

An ninh lương thực và năng lượng là những lo lắng trước mắt, được phóng đại bởi nhiều sự kiện liên tiếp diễn ra gần đây. Chúng có cả hậu quả và giải pháp lâu dài.

Đề xuất cải cách tại Liên Hiệp quốc và các tổ chức quốc tế khác, ông cho biết, cấu trúc toàn cầu hiện đang ở thập kỷ thứ tám và số lượng thành viên của Liên Hiệp quốc đã tăng gấp 4 lần trong giai đoạn này.

“Nó không phản ánh chính trị, kinh tế, nhân khẩu học hay nguyện vọng của ngày nay. Kể từ năm 2005, chúng ta đã nghe thấy ý kiến đòi cải cách được thể hiện ở mức cao nhất. Dù vậy, có nhiều lý do trì hoãn hành động. Càng trì hoãn lâu, uy tín của chủ nghĩa đa phương ngày càng bị xói mòn. Việc ra quyết định toàn cầu phải được dân chủ hoá nếu nó muốn có tương lai”, Bộ trưởng S Jaishankar nhấn mạnh.

Trong chương trình nghị sự cho các buổi thảo luận trong ngày, bao gồm thách thức về an ninh lương thực, phân bón và nhiên liệu, vị lãnh đạo nhận định rằng đây thực sự là những vấn đề mang tính quyết định đối với các nước đang phát triển.

Trên thực tế, chúng rất quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và phải được đối xử như vậy. Do đó, bộ trưởng đề nghị rằng chúng nên là trung tâm của bất kỳ quá trình ra quyết định nào. Cùng với đó, thế giới cũng phải phấn đấu để có chuỗi cung ứng đáng tin cậy và linh hoạt hơn. Kinh nghiệm gần đây đã nhấn mạnh những rủi ro của việc phụ thuộc vào các khu vực địa lý hạn chế.

Nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia G20 với tư cách cá nhân và tập thể đều có nghĩa vụ đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng quốc tế, Bộ trưởng S Jainshankar chia sẻ: “Chúng được thực hiện thông qua quan hệ đối tác bền vững và các sáng kiến thiện chí”.

Được biết, về phần mình, Ấn Độ đã thực hiện các dự án phát triển ở 78 quốc gia và đã tích cực khuyến khích trao đổi và xây dựng năng lực. Trong thời gian đại dịch COVID-19 hoành hành, Ấn Độ đã nỗ lực có ý thức trong việc đóng góp cho các giải pháp toàn cầu. Dù vậy, tình hình ngày nay đòi hỏi các nước phải tiếp tục thực hiện các trách nhiệm quốc tế của mình.

Quan trọng, G20 phải nhạy cảm với các ưu tiên và mối quan tâm kinh tế của tất cả các đối tác, đặc biệt là các nước dễ tổn thương hơn. Các nước phải đảm bảo rằng hợp tác phát triển bền vững và theo định hướng nhu cầu, dựa trên quyền sở hữu và tính minh bạch của quốc gia. Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là những nguyên tắc chỉ đạo thiết yếu cho sự hợp tác theo khuôn khổ này.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo
Return to top