Thế giới

G20 nhóm họp về phục hồi từ COVID-19, viện trợ cho các nước nghèo

ClockThứ Sáu, 26/02/2021 20:38
TTH - Các Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Trung ương của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) ngày 26/2 nhóm họp tại một hội nghị trực tuyến do Italy chủ trì, với hy vọng sắp xếp các kế hoạch để khởi động lại nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19, và hạn chế tác động đối với những quốc gia bị thiệt hại nặng nề nhất.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi G20 thành lập lực lượng đặc trách về vaccine Covid-19G20 cam kết tài trợ việc phân phối công bằng vắc-xin COVID-19

Các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra theo hình thức trực tuyến hồi tháng 11/2020 Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Hội nghị lần này đánh dấu sự tham gia lần đầu tiên của bà Janet Yellen, tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden. "Với chính quyền mới của Mỹ, chắc chắn sẽ dễ dàng hơn để đạt được một thỏa thuận" nhằm tăng cường viện trợ cho các quốc gia nghèo hơn, bà Lucia Tajoli, Giáo sư chuyên ngành Kinh tế Quốc tế của trường Kinh doanh Bách khoa Milan (Italy) nhận định.

"Tuy nhiên, trong khi cách tiếp cận của ông Joe Biden đối với hợp tác quốc tế cởi mở hơn nhiều...sẽ không dễ dàng để tập hợp các nguồn quỹ trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến nhiều quốc gia", bà Lucia Tajoli nói thêm.

Trước đó, vào ngày 25/2, Washington đã thúc giục các quốc gia G20 khởi động một chiến dịch tiêm chủng phối hợp thực sự trên toàn cầu. Trong một bức thư gửi đến các nhà lãnh đạo tài chính G20, tân Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen viết: “Nếu không được tiếp cận với vắc-xin, các quốc gia thu nhập thấp sẽ đặc biệt phải hứng chịu thêm thiệt hại về người, và sự trì hoãn không cần thiết đối với khả năng phục hồi kinh tế của họ”.

Bên cạnh đó, bà Janet Yellen cũng báo hiệu sự cởi mở trong việc ban hành Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) mới tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đối với các quốc gia khó khăn hơn. Được biết, phân bổ SDR trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, với giá trị lên tới khoảng 1/2 trên tổng số 500 tỷ USD, hiện đang được thảo luận.

Hồi năm ngoái, G20 cũng đã đồng ý tạm ngừng thanh toán lãi suất cho các khoản nợ đối với những quốc gia nghèo nhất, gia hạn thanh toán đến ngày 30/6 năm nay. Vào tháng 11/2020, các Bộ trưởng Tài chính G20 đã nhất trí một khuôn khổ để giảm gánh nặng nợ. Cho đến nay, các quốc gia Chad, Zambia và Ethiopia đã yêu cầu cơ cấu lại khoản nợ của họ.

Theo ông Federico Niglia, Giáo sư chuyên ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Luiss ở thủ đô Rome (Italy) cho rằng: “Giảm nợ hiện đang nằm trong chương trình nghị sự, và chúng tôi chắc chắn có thể kỳ vọng vào một bước tiến”. Cho đến nay, chỉ có 46 trong số 73 quốc gia đủ điều kiện đã được tạm hoãn việc thanh toán lãi suất các khoản nợ, có tổng trị giá 5,7 tỷ USD.

Trong một động thái liên quan, Tổng Giám đốc IMF, bà Kristalina Georgieva cảnh báo: "Triển vọng phục hồi đang phân rẽ một cách nguy hiểm giữa các quốc gia và khu vực", chủ yếu là do "việc triển khai vắc-xin chậm chạp" ở phần lớn các khu vực trên thế giới. IMF dự báo, GDP toàn cầu sẽ phục hồi ở mức 5,5% trong năm nay, tiếp theo đó sẽ là mức tăng trưởng 4,2% vào năm 2022.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top