Thế giới

G20: Thương mại đa phương sẽ giảm thiểu ảnh hưởng của đại dịch

ClockThứ Ba, 12/10/2021 09:34
Trên cương vị chủ tịch G20, Italy tập trung cam kết giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với thương mại và đầu tư, và "xây dựng trở lại tốt hơn" nhằm phục hồi bền vững, toàn diện.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi tăng cường hệ thống thương mại quốc tếThương mại đa phương, cởi mở cần thiết cho tăng trưởng toàn cầu

Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio. Nguồn: ansa.it

Hội nghị Bộ trưởng Thương mại Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ diễn ra vào ngày 12/10 tại Sorrento, Italy. Cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) nhằm khởi động lại chủ nghĩa đa phương thương mại sẽ là trọng tâm chương trình nghị sự tại Hội nghị lần này.

Phát biểu trước thềm hội nghị, Ngoại trưởng Italy Luigi Di Maio nêu rõ: "Một hệ thống thương mại đa phương được củng cố, dựa trên các quy tắc, sự minh bạch và không phân biệt đối xử, với WTO làm trung tâm, là điều cần thiết để giảm thiểu tác động lâu dài của đại dịch và đạt được sự phục hồi tốt hơn."

Theo Ngoại trưởng Di Maio, mục tiêu của Hội nghị Bộ trưởng Thương mại G20 nhằm hướng đến một kết quả tích cực tại Hội nghị Bộ trưởng WTO vào cuối tháng 11/2021 và “tạo động lực chính trị cho việc cải tổ WTO” làm nền tảng cho các vấn đề quan trọng khác.

Thương mại vì con người, hành tinh và sự thịnh vượng toàn cầu phù hợp với ba trụ cột của Italy trên cương vị chủ tịch G20.

Tại hội nghị lần này, các nhà lãnh đạo G20 sẽ thảo luận về giải pháp nâng cao năng lực của hệ thống thương mại nhằm ứng phó với các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

Trên cương vị chủ tịch G20, Italy tập trung cam kết giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19 đối với thương mại và đầu tư, và "xây dựng trở lại tốt hơn" nhằm phục hồi bền vững, toàn diện.

Ngoại trưởng Di Maio khẳng định đó là điều cần thiết để đảm bảo khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng các sản phẩm y tế và dược phẩm.

Ngoài ra, các vấn đề phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, thúc đẩy thương mại số, giảm chi phí thương mại dịch vụ và cơ hội áp dụng các khuôn khổ quản lý minh bạch, hiệu quả các khoản đầu tư, và hỗ trợ sự tham gia của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, cũng sẽ được thảo luận trong suốt 3 phiên họp tại Hội nghị.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
THỊ TRƯỜNG GIÁO DỤC ASEAN:
Xu hướng và cơ hội đầu tư

Trong bối cảnh Đông Nam Á đang tiếp tục chứng kiến sự tăng trưởng kinh tế và biến đổi xã hội, vai trò của giáo dục trong việc bồi dưỡng lực lượng lao động có kỹ năng chưa bao giờ quan trọng hơn thế. Giáo dục - với tư cách là động lực chính thúc đẩy năng lực cạnh tranh kinh tế và tính di động xã hội, đóng vai trò trung tâm trong quá trình chuyển đổi này. Các chính phủ trên khắp khu vực đang thực hiện các cải cách đầy tham vọng và tích cực kêu gọi đầu tư nước ngoài để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về giáo dục chất lượng ở mọi cấp độ, từ giáo dục mầm non đến giáo dục đại học và sau đại học.

Xu hướng và cơ hội đầu tư
Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Return to top