ClockThứ Bảy, 29/06/2019 06:46

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long kêu gọi tăng cường hệ thống thương mại quốc tế

TTH.VN - “Nếu toàn cầu hóa không được tổ chức, nền kinh tế thế giới sẽ bị chia thành các khối đối thủ, kéo theo căng thẳng và xung đột, từ đó làm giảm tài nguyên của đất nước, khiến các quốc gia trở nên nghèo hơn và bất ổn hơn”, Thủ tướng Lý Hiển Long cảnh báo.

EU cảnh báo căng thẳng thương mại gây thiệt hại cho tăng trưởng toàn cầuViệt Nam chia sẻ tầm nhìn, ý tưởng hợp tácKhai mạc hội nghị thượng đỉnh G20 tại Osaka, Nhật Bản

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Ảnh: Council On Foreign Relations

Tại phiên họp toàn thể về Kinh tế toàn cầu, Thương mại và Đầu tư tại Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức tại Osaka (Nhật Bản), Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã phác thảo một loạt những cách thức hỗ trợ tăng cường hệ thống thương mại đa phương, đồng thời chỉ rõ rủi ro nếu các thay đổi không được diễn ra.

“Nếu toàn cầu hóa không được tổ chức, nền kinh tế thế giới sẽ bị chia thành các khối đối thủ, kéo theo căng thẳng và xung đột, từ đó làm giảm tài nguyên của đất nước, khiến các quốc gia trở nên nghèo hơn và bất ổn hơn”, Thủ tướng Lý Hiển Long cảnh báo.

Cũng theo vị lãnh đạo, hệ thống thương mại quốc tế hiện nay đang cách rất xa so với mức “hoàn hảo”. Để cải thiện vấn đề này, lãnh đạo, chính phủ các nước phải xâu xét chính sách của mình nhằm duy trì tốt chính sách hỗ trợ thương mại toàn cầu và đầu tư. Nhờ đó cho phép mọi người hưởng lợi từ chúng. Cụ thể, các nhà lãnh đạo cần giải thích rõ những thách thức và sự đánh đổi một cách rõ ràng và trung thực với các cử tri. Cùng lúc phải thuyết phục và đồng hành cùng cử tri để thúc đẩy lợi ích lâu dài.

Ngoài ra, một cách khác có thể được áp dụng để tăng cường hệ thống thương mại đa phương là làm cho nền tảng của nó, đặc biệt là Tổ chức thương mại thế giới (WTO) trở nên mạnh mẽ hơn.

“Tôi hi vọng rằng tất cả các quốc gia thành viên WTO sẽ chú ý đến lời kêu gọi mang tính xây dựng này và khẩn trương tiến hành cải cách”, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nhấn mạnh.

Về phần mình, Singapore đang hợp tác với Nhật Bản và Australia thực hiện một sáng kiến của WTO để thúc đẩy thương mại điện tử và phát triển thỏa thuận đối tác kinh tế kỹ thuật số ba bên với Chile và New Zealand.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

Kể từ năm 2007, ASEAN đã có những bước tiến trong việc đưa nhân quyền vào khuôn khổ của nhóm. Các cột mốc chính bao gồm thành lập Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) vào năm 2009 và thông qua Tuyên bố Nhân quyền ASEAN (AHRD) vào năm 2012. Những sáng kiến này được thiết kế để báo hiệu cam kết của ASEAN trong việc đưa nhân quyền làm nền tảng cho chiến lược phát triển khu vực.

Tăng cường vị thế của ASEAN về nhân quyền thông qua đối thoại

TIN MỚI

Return to top