Thế giới

G7 chính thức khởi động sáng kiến "Lá chắn toàn cầu"

ClockThứ Ba, 15/11/2022 08:54
Đức tuyên bố sẽ cung cấp 170 triệu euro (172 triệu USD) cho sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và dễ bị tổn thương có thể phục hồi sau những thảm họa thiên nhiên.

COP27: Mỹ thúc đẩy thế giới hành động chống lại biến đổi khí hậuHơn 50 nước đang phát triển trên thế giới có nguy cơ vỡ nợ và phá sảnHội nghị COP27: Mở rộng hỗ trợ dành cho các quốc gia theo đuổi chuyển đổi bền vữngCOP27 bàn bồi thường cho các nước đang phát triển

Hội nghị lần thứ 27 các bên tham gia công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập từ ngày 6 - 18/11/2022. Ảnh: AFP/TTXVN

Sáng kiến “Lá chắn toàn cầu” được Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Nhóm V20 gồm 58 quốc gia dễ bị tổn thương về khí hậu chính thức khởi động trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) đang diễn ra tại thành phố Sharm El-Sheikh của Ai Cập. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Mỹ sẽ ủng hộ sáng kiến “Lá chắn toàn cầu”. Các quốc gia như Canada, Ireland và Đan Mạch cho đến nay đã cam kết tài trợ thêm 40 triệu euro cho sáng kiến này.

Trong thông báo ngày 14/11, Bộ Phát triển và Hợp tác Kinh tế Đức cho biết sáng kiến mang tên “Lá chắn toàn cầu” được thiết lập nhằm kêu gọi ngân sách để tăng cường các chương trình bảo trợ xã hội và bảo hiểm rủi ro khí hậu, để trong trường hợp các hiện tượng thời tiết cực đoan như thiên tai lũ lụt, hạn hán xảy ra, các cộng đồng có thể tiếp cận viện trợ nhanh chóng và phục hồi. Theo bộ trên, nếu không có chương trình bảo vệ, hạn hán, lũ lụt có thể xảy ra, đồng nghĩa với là hộ nông dân sản xuất nhỏ không chỉ mất mùa mà còn mất toàn bộ sinh kế do không có đủ tiền mua hạt giống mới sau thảm họa thiên tai. Bộ trên cho biết nhóm “Globle South” gồm các nước nằm ở châu Phi, Mỹ Latinh và một số nước đang phát triển ở châu Á, tạo ra lượng lượng khí thải toàn cầu rất ít, nhưng phải đối mặt với những hậu quả tồi tệ nhất của một thế giới đang ấm dần lên, trong khi họ không có đủ nguồn lực để bảo vệ công dân của mình.

Tuyên bố nhấn mạnh một chương trình bảo vệ “tự động kích hoạt trong trường hợp xảy ra khủng hoảng sẽ giải ngân cho nông dân gặp khó khăn mua hạt giống mới ngay lập tức, hạn chế thiệt hại tối đa.

Với tư cách là nước Chủ tịch G7, Đức cho rằng các nước công nghiệp phát triển, có lượng phát thải lớn cần phải “giải quyết một cách trung thực” những tổn thất và thiệt hại liên quan đến khí hậu.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua

Theo dữ liệu mới nhất hiện có, Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hàng năm liên quan đến các mục tiêu về giới dành cho các nước đang phát triển đã tăng gấp đôi trong thập kỷ qua, từ 26 tỷ USD lên gần 52 tỷ USD vào năm 2022, tăng 1% so với năm trước đó.

Viện trợ cho các mục tiêu về giới tăng gấp đôi trong thập kỷ qua
Liên hợp quốc cảnh báo:
Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu

Đáp lại kết quả của một cuộc khảo sát do The Guardian thực hiện cho thấy hàng trăm chuyên gia khí hậu hàng đầu thế giới đã dự báo mức độ nóng lên toàn cầu sẽ vượt mục tiêu quốc tế là 1,5 độ C, Liên hợp quốc (LHQ) mới đây ra cảnh báo, thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu.

Thế giới đang bên bờ vực thẳm về khí hậu
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top