Thế giới

Gạo - cứu cánh của châu Á

ClockThứ Bảy, 02/07/2022 11:26
Sau những vụ mùa liên tiếp bội thu, giá gạo năm nay rẻ hơn so với năm ngoái, theo báo The Wall Street Journal. Đây là một tin tuyệt vời đối với hàng tỉ người châu Á, bởi lẽ gạo là loại lương thực không thể thiếu đối với người dân Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Nhật Bản.

Ngân hàng Thế giới: Một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu mới đang hình thànhTiềm năng hợp tác giữa Việt Nam-Malaysia trong giai đoạn hậu COVID-19Sáng tạo để đối phó, sống chung với đại dịchIndonesia: Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy gạoTrung Quốc kêu gọi các nhà xuất khẩu thịt khử trùng các lô hàng để phòng COVID-19

Gánh hàng rong bán bánh gạo ở Philippines. Ảnh: Bloomberg

Theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, các khu vực Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á sản xuất và tiêu thụ hơn 80% lượng gạo trên thế giới.

Ngược lại, nguồn cung lúa mì, bắp và dầu thực vật đang gặp gián đoạn do giao tranh ở Ukraine - nước xuất khẩu hàng đầu những nông sản này. Người dân chuộng bánh mì, như ở Ai Cập và Lebanon, chịu ảnh hưởng nặng nề. Giá khí đốt, thức ăn chăn nuôi và phân bón tăng vọt cũng khiến các sản phẩm như đậu nành và thịt gà "đắt xắt ra miếng", góp phần làm gia tăng nạn đói toàn cầu.

Tình hình trên khiến ông Josef Schmidhuber, Giám đốc bộ phận thương mại và thị trường của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO), nhận định: "Gạo chính là mỏ neo của thời điểm hiện tại. Gạo mang đến sự ổn định cho an ninh lương thực toàn cầu".

Ông Sharif Bukhari, chủ nhà hàng biryani (một món cơm) ở thủ đô New Delhi - Ấn Độ, nói rằng ông ăn cơm ở nhà nhiều hơn vì giá bánh mì tăng. Hay trường hợp của cô Jennifer Jasme, nhân viên dịch vụ khách hàng ở Philippines, gia đình cô ít đi ăn ở ngoài hơn và thường tự nấu. Không như giá thịt bò hay thịt gà, giá gạo hiện tại vẫn không đổi, cô Jasme nói.

Dữ liệu sơ bộ của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy lạm phát ở châu Á trong tháng 5 chỉ tăng hơn 4%, bằng khoảng 1/2 so với Mỹ và khu vực đồng euro, khoảng 1/4 so với châu Mỹ Latin và khu vực châu Phi cận Sahara. ADB nhận định tỉ lệ lạm phát ở châu Á tương đối thấp một phần do giá gạo ổn định.

 Tính đến giữa tháng 6, giá bắp và lúa mì toàn cầu tăng 27% và 37% so với tháng 1. Trong khi đó, theo Ngân hàng Thế giới, giá gạo thấp hơn khoảng 17% và lý do chính là nhờ nguồn cung dồi dào. Dữ liệu của FAO cho thấy sản lượng thu hoạch tốt ở những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới - Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam và Thái Lan - giúp sản lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái với 521 triệu tấn. Vụ mùa năm nay dự kiến đạt gần 520 triệu tấn.

Giữa lúc giá phân bón và nhiên liệu tăng cao, chính phủ các nước châu Á cung cấp những khoản hỗ trợ lớn cho người trồng lúa, giúp ổn định sản xuất. Theo FAO, Iran và Iraq đã mua thêm gạo từ nước ngoài. Tổ chức này cho biết các nước châu Phi sẽ nhập khẩu thêm 10% gạo trong năm 2022, đưa lượng gạo nhập khẩu lên mức cao nhất mọi thời đại là 19,4 triệu tấn.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia nông nghiệp cho biết gạo không đủ để giải quyết nạn đói toàn cầu. Phần vì vài giống lúa đắt hơn lúa mì, ngoài tầm tay nhiều người nghèo trên thế giới. Thêm nữa, một số nước áp thuế nhập khẩu cao đối với các loại ngũ cốc, trong đó có gạo, để hỗ trợ sản xuất trong nước. Đó là chưa kể giá gạo thấp cũng có thể ảnh hưởng đến nguồn cung dài hạn. Lợi nhuận từ gạo thấp nên một số nông dân Nhật Bản và Indonesia dự tính chuyển sang trồng lúa mì, đậu nành, đậu phộng...

Theo Người Lao động

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top