Thế giới

Indonesia: Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy gạo

ClockThứ Tư, 08/12/2021 09:11
TTH.VN - Tại Tabanan (Indonesia), người sáng lập Plastic Exchange Janur Yasa đã khuyến khích người dân thu gom rác thải nhựa, qua đó thu được đến 500kg ống hút, túi nhựa, chai nhựa đã qua sử dụng và nhiều phế phẩm khác. Với lượng phế phẩm thu về này, anh đổi lấy bằng 500 kg gạo cho người dân.

Indonesia: Báo động tình trạng chuỗi thức ăn bị nhiễm độc do rác thải nhựaJakarta: Mỗi người thải khoảng 300 triệu túi nhựa/năm ra môi trườngChỉ để lại dấu chân, không để lại nhựaSẵn ý thức, thiếu hành động khiến nhựa vẫn tràn lan ở Đông Nam ÁIndonesia: Học sinh bán rác thải nhựa để mua wifi học trực tuyến

Một trong những bãi biển đầy rác thải nhựa ở Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Indonesia: Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy gạo

Tại Tabanan (Indonesia), người sáng lập Plastic Exchange Janur Yasa khuyến khích người dân thu gom rác thải nhựa, qua đó thu được đến 500kg ống hút, túi nhựa, chai nhựa đã qua sử dụng và nhiều phế phẩm khác. Với lượng phế phẩm thu về này, anh đổi lấy bằng 500kg gạo cho người dân.

Được biết, Plastic Exchange là một phong trào trao quyền cho các cộng đồng ở Bali để thu thập phế phẩm nhựa và đổi gạo miễn phí.

Ông bố 3 con 55 tuổi này bắt đầu sáng kiến của mình khi đại dịch COVID-19 làm gián đoạn công việc kinh doanh và tính đến đầu tháng 12 này, anh Janur Yasa đã thu gom thành công khoảng 50 tấn rác thải nhựa, cùng lúc giúp mọi người có nhiều lương thực, thực phẩm hơn.

“Khách hàng đã ngừng đến quán do dịch. Tôi đã tự đặt ra câu hỏi rằng, phải làm gì thay thế. Song tôi luôn thích câu nói rằng: Bên trong thử thách luôn có giải pháp”, anh Janur Yasa chia sẻ về ý tưởng của sáng kiến đổi phế phẩm nhựa lấy gạo.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Bali, nhất là khi Bali cũng đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng là ô nhiễm nhựa, vào tháng 5/2020, Janur Yasa đã phát động phong trào Plastic Exchange tại quê hương mình, ở Tabanna để tặng mỗi người 1kg gạo khi đổi lấy 1kg phế phẩm nhựa.

“Nó đã từng là một sáng kiến truyền miệng. Nay, chúng tôi có các nhóm tuyên truyền trên Whatsapp nên mọi người có thể truyền bá thông tin trên các hội nhóm của mình”, nah Janur Yassa cho biết.

Theo đó, Plastic Exchange không phải là nghĩa vụ. Nếu người dân muốn có gạo, họ có thể thu gom rác thải nhựa. Sự đổi lại của một món quà tích cực là cách Plastic Exchange thúc đẩy mọi người dọn dẹp, thu gom rác thải.

Với ý nghĩa tốt đẹp này, những gì vốn chỉ bắt đầu ở Tabanan, nay phát triển thành một sáng kiến được nhân rộng và triển khai ở 200 ngôi làng trên khắp Bali.

Trao đổi hàng hóa để kết nối con người

Vào năm 1966, khi anh Janur Yasa ra đời, nhựa không phải là vấn đề lớn trên đảo Bali.

“Tại làng của chúng tôi. Người dân không lớn lên bằng tiền. Chúng tôi sống trong làng với hệ thống trao đổi hàng hóa. Khi chúng tôi cần một thứ gì đó như gia vị, hoặc gạo, chúng tôi sẽ sang hàng xóm và đổi chúng với những thứ khác. Một hệ thống trao đổi hàng hóa như vậy đã tạo nên sự kết nối giữa người với người mà không thứ gì có thể đánh giá được”, anh Janur Yasa cho hay.

Hệ thống trao đổi hàng hóa mà anh ấy học được từ thời niên thiếu chính là nền tảng của Plastic Exchange.

Được biết, Indonesia là quốc gia gây ô nhiễm đại dương lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Dễ mà thấy được cảnh các địa điểm hoang sơ như những bãi biển đầy cát của Indonesia thường biến thành các bãi chứa rác thải nhựa khổng lồ.

Cụ thể, vào năm 2019, chính quyền Bali đã phải ra lệnh cấm sử dụng đồ nhựa dùng 1 lần.

Bằng cách tham gia Plastic Exchange, mọi người đã cảm nhận được tác động tức thì của hoạt động đổi gạo miễn phí và ngôi nhà sạch sẽ hơn.

Vì không bắt buộc phải tham gia nên người dân không có bất kỳ áp lực nào, anh Janur Yasa lưu ý.

Theo đó, Plastic Exchange chấp nhận tất cả các loại nhựa, bao gồm nhựa dùng một lần như bao bì nhựa và cả các loại xô, chậu đã qua sử dụng.

Các phế phẩm có thể tái chế như bìa cứng, giấy, lon, chai bia cũng đều được hoan nghênh thu gom, song người dân phải phân loại chúng trước khi đem đến ngân hàng nhựa của làng.

Người dân được khuyến khích thu gom và nộp rác thải nhựa mỗi tháng 1 lần và đổi lại, họ sẽ nhận được gạo tùy theo lượng rác và loại nhựa mà họ có.

Tuy nhiên, khi nhiều người quan tâm đến chương trình, anh Janur Yasa quyết định phải 4kg phế phẩm mới đổi được 1kg gạo.

Vì Bali chưa có nhà máy tái chế nên anh Janur Yasa đã làm việc với một công ty thu gom nhựa và gửi chúng đến Java để tái chế.

Vào thời gian đầu triển khai sáng kiến, Yasa mua gạo bằng chính tiền của mình. Đến sau này, khi quy mô sáng kiến được nhân rộng, anh sử dụng tiền quyên góp.

Dùng nhựa làm gạch xây nhà

Nhờ công việc của mình, anh Janur Yasa được đề cử là Anh hùng của năm do CNN bình chọn. Kết quả sẽ được công bố vào cuối tháng này.

Đề cử đã giúp sáng kiến Plastic Exchange thu hút thêm nhiều nhà tài trợ mới và hiện khoảng 2/3 số nhà tài trợ của chương trình là đến từ châu Âu, Canada và Australia.

Anh Janur Yasa cũng chia sẻ thêm rằng, mục tiêu tiếp theo của anh là cải tiến nhựa ở Bali thành gạch và sử dụng chúng để xây nhà cho các hộ gia đình nghèo khó và nhân rộng sáng kiến đến các vùng khác của Indonesia.

“Miễn là còn nhựa, miễn là người dân muốn có một môi trường trong lành, tôi nghĩ chương trình sẽ tiếp tục cho đến hết cuộc đời tôi... bởi vì nhựa sẽ luôn ở đó”, anh Janur Yasa chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ATIA: Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh

Dữ liệu mới nhất từ Hiệp hội Du lịch Australia (ATIA) cho thấy, người dân nước này đang tiếp tục đi du lịch với số lượng kỷ lục, trong đó Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia là những điểm đến ghi nhận mức tăng trưởng hàng đầu. ATIA cho biết chỉ riêng trong tháng 10/2024, đã có 1,66 triệu người Australia khởi hành đến các điểm đến quốc tế, tăng 12,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

ATIA Du khách Australia đến Nhật Bản, Việt Nam và Indonesia tăng mạnh
Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm

Tính đến ngày 11/11, ngoài núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở miền Đông đang phun trào mạnh gây thiệt hại cho khu vực này, có 5 ngọn núi lửa khác ở Indonesia đang ở trạng thái cần theo dõi chặt chẽ vì có nguy cơ cao hoạt động trở lại. Quân đội Indonesia đã chuẩn bị lực lượng ứng phó nhanh với thảm họa để sẵn sàng kịp thời ứng phó.

Quân đội Indonesia sẵn sàng ứng phó với 6 núi lửa nguy hiểm
Return to top