Thế giới

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

ClockThứ Năm, 26/12/2024 17:17
TTH.VN - Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để bán hàng, xây dựng thương hiệu trên TikTok Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vữngĐông Nam Á liệu có trở thành trung tâm trí tuệ nhân tạo kế tiếp?80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Không được để trí tuệ nhân tạo kiểm soát tiến trình phát triển kỹ năng tự nhiên của con người. Ảnh minh họa: AFP/Báo Lao động

Mối lo ngại lớn nhất là những thế hệ trẻ em mới lớn đã và đang phát triển cùng công nghệ GenAI có thể mất đi cơ hội nuôi dưỡng những kỹ năng quan trọng.

Các chuyên gia cho rằng, các kỹ năng mà mọi người nên có trong kỷ nguyên AI, đặc biệt là trẻ em và thanh thiếu niên là các kỹ năng nhận thức liên quan đến năng lực suy nghĩ, phân tích, giải quyết vấn đề và làm việc với trí tuệ nhân tạo (AI).

Các kỹ năng quan trọng khác là khả năng đặt câu hỏi hoặc hướng dẫn trí tuệ nhân tạo để trí tuệ nhân tạo có thể tạo ra những kết quả tốt nhất dựa trên yêu cầu.

Những kỹ năng ngày càng trở nên quan trọng là trí tuệ cảm xúc và quản lý cảm xúc. Đây được xem là những kỹ năng mà trí tuệ nhân tạo chưa thể đạt được.

Theo các chuyên gia, việc quá phụ thuộc vào trí tuệ nhân tạo có thể ảnh hưởng lớn đến con người. Do đó, điều quan trọng và tiên quyết phải thực hiện là sử dụng công nghệ một cách có nhận thức và biết quản lý công nghệ.

Trước tình hình hiện nay, nền kinh tế nhìn chung phải cân bằng giữa lợi ích và rủi ro để sử dụng GenAI một cách phù hợp, có trách nhiệm và mang lại lợi ích lớn nhất dựa trên đạo đức. Đồng thời, cũng cần quản trị tốt giữa tất cả các bên bao gồm nhà phát triển, người dùng và cơ quan quản lý trí tuệ nhân tạo.

Ghi nhận ở một số quốc gia, đơn cử như Thái Lan, hiện nước này không có điều luật nào liên quan trực tiếp đến việc sử trí tuệ nhân tạo, nhưng có những luật khác để giải quyết các vấn đề nhạy cảm như luật bản quyền, luật bảo vệ dữ liệu cá nhân và luật an ninh mạng.

Theo các chuyên gia, trong số những rủi ro liên quan đến AI, đáng quan tâm là sự không chính xác. Đây là khi trí tuệ nhân tạo tạo ra các kết quả hoặc phản hồi có vẻ đáng tin nhưng không chính xác. Điều này có nguy cơ dẫn đến sự hiểu lầm cho người dùng, thậm chí có thể khiến họ đưa ra những quyết định không chính xác.

Rủi ro thứ hai là sự phân biệt. Điều này là do dữ liệu dùng để đào tạo và thiết kế GenAI có thể được tạo nên dựa trên sự thiên vị tiềm ẩn. Điều này khiến GenAI tạo ra kết quả có phần thiên vị.

Thứ ba là sử dụng GenAI để tạo hình ảnh hoặc thậm chí là văn bản có thể chứa những vấn đề vi phạm bản quyền.

Thứ tư là vi phạm dữ liệu cá nhân và quyền riêng tư.

Do đó, nếu không có biện pháp chặt chẽ, trí tuệ nhân tạo có thể tiết lộ dữ liệu cá nhân hoặc dữ liệu doanh nghiệp mà chưa được cho phép.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (ngày 22/12/2024) của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Xin trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết số 57-NQ/TW.

Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình

Trong 2 ngày 23 và 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn hướng dẫn công tác quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Quản lý cơ sở giáo dục mầm non đáp ứng đổi mới chương trình
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top