Thế giới

Gia tăng rủi ro trong hệ thống lương thực ở châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Sáu, 27/10/2023 07:41
TTH.VN - Trang web của Ủy ban Kinh tế - Xã hội khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Liên Hiệp Quốc (ESCAP) ngày 26/10 cho hay, trong bối cảnh đa khủng hoảng từ các cuộc xung đột, đại dịch COVID-19 và biến đổi khí hậu cùng những vấn đề khác, các hệ thống lương thực đang bị đe dọa, nạn đói đang gia tăng.

Hệ thống lương thực cần được kết nối lại để ngăn chặn nạn đói gia tăngViệt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với WFP trong thực hiện các SDG 2030

 Vận chuyển gạo tại một nhà kho ở thành phố Bangalore, Ấn Độ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo ước tính của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), vào năm 2022, khoảng 400 triệu người ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương bị suy dinh dưỡng, chiếm hơn một nửa số người bị đói trên toàn cầu. Trong khi đó, đối với tình trạng mất an ninh lương thực, phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn nam giới, và các khu vực nông thôn bị ảnh hưởng nhiều hơn so với các thành phố.

Trong một số liệu liên quan từ Chương trình lương thực thế giới của Liên Hiệp Quốc (WFP), lạm phát giá thực phẩm hàng năm đã lên tới 64% ở Sri Lanka, 36% ở Pakistan và 18% ở Myanmar vào tháng 12 năm ngoái. Hiện nay, có hơn 40% người dân không đủ khả năng chi trả cho một chế độ ăn uống lành mạnh ở khu vực châu Á.

Từ đó, ESCAP lưu ý, động lực trong mối quan hệ giữa khí hậu - thực phẩm - năng lượng - nước có ý nghĩa quan trọng trong khu vực. Thiên tai, bao gồm các hiện tượng cực đoan như hạn hán và lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho hệ thống lương thực. Đồng thời, bản thân các hệ thống nông sản thực phẩm cũng là yếu tố quan trọng gây ra tình trạng biến đổi khí hậu và môi trường, với lượng khí thải ngày càng tăng do sử dụng nhiều năng lượng trong sản xuất cây trồng và vật nuôi, sản xuất phân bón, cũng như vận chuyển và buôn bán thực phẩm.

Các hệ thống lương thực có khả năng phục hồi, lành mạnh, công bằng và bền vững chỉ có thể được xây dựng một cách hiệu quả bằng những chiến lược đáp ứng được rủi ro của từng địa điểm.

Được biết, ESCAP và Văn phòng WFP khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang triển khai Khung Thông tin chuyên sâu về rủi ro hệ thống lương thực (INFER), một phương pháp tiếp cận dựa trên dữ liệu để đánh giá rủi ro đa chiều đối với các hệ thống lương thực.

“Chúng tôi đã áp dụng Khung INFER cho 49 quốc gia trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương, tích hợp 95 chỉ số từ các nguồn dữ liệu công khai có sẵn. Kết quả cho thấy, hầu hết các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đều trải qua sự gia tăng về rủi ro đa chiều trong các hệ thống lương thực trong 5 năm qua”, trang web của ESCAP cho biết thêm.

Trong số đó, một số quốc gia phải đối mặt với rủi ro đặc biệt cao và ngày càng tăng trong hệ thống lương thực, chẳng hạn như Afghanistan, Iran, và Pakistan. Bên cạnh đó, một số quốc gia, mặc dù phải đối mặt với rủi ro tương đối thấp so với mức trung bình của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng cũng đang chứng kiến rủi ro tăng lên so với 5 năm trước đây, như Australia, New Zealand và Hàn Quốc.

Trên toàn khu vực, tính dễ bị tổn thương của hệ thống lương thực tiếp tục gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng giá năng lượng - lương thực trong giai đoạn 2007 - 2008. Mặc dù đã có tiến bộ về năng lực thích ứng và giảm khả năng gặp rủi ro ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhưng đại dịch COVID-19 đã đảo ngược xu hướng.

Các khía cạnh an ninh lương thực như sự sẵn có của thực phẩm, cũng như việc sử dụng thực phẩm lành mạnh và an toàn đã được cải thiện. Tuy nhiên, có sự gia tăng đáng kể các rủi ro liên quan đến tính ổn định và sự cải thiện chậm về tính bền vững. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng ngày càng tăng của các rủi ro ngoài việc sản xuất đủ lương thực, cũng như tầm quan trọng của việc giảm thiểu rủi ro do các hiện tượng xảy ra chậm liên quan đến biến đổi khí hậu, cũng như tính dễ bị tổn thương của các hộ gia đình và cá nhân có nhiều khả năng bị tác động bởi các cú sốc nhất.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Unescap)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top