Thế giới

Giữa những lo ngại từ Omicron, hoạt động của các nhà máy ở châu Á vẫn tăng trưởng tích cực

ClockThứ Ba, 04/01/2022 20:42

Tổng giám đốc Viện vaccine Quốc tế: Năm 2022 sẽ là “năm tiêm chủng”Israel nói siêu chủng Omircon có thể dẫn tới miễn dịch cộng đồngCOVID-19: Anh cam kết 105 triệu bảng hỗ trợ các quốc gia dễ bị tổn thương

Hoạt động sản xuất tại các nhà máy ở châu Á vẫn tăng trưởng tích cực trong tháng 12/2021. Ảnh minh họa: TTXVN

Bất chấp sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 do biến thể mới Omicron, hoạt động của các nhà máy ở châu Á đã tăng trong tháng 12/2021, giữa bối cảnh những hạn chế dai dẳng về nguồn cung và chi phí đầu vào tăng cao tác động đến triển vọng của một số nền kinh tế.

Tỷ lệ nhiễm COVID-19 toàn cầu gia tăng đã khiến các nhà hoạch định chính sách phải lo lắng, với việc bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc buộc một số công ty phải tạm ngừng sản xuất và đe dọa làm gián đoạn nguồn cung đối với những gã khổng lồ chip như Samsung Electronics…

Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát được công bố trong 2 ngày qua, các tác động trực tiếp từ Omicron về sản lượng hiện dường như đã giảm bớt.

Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc vào tháng 12/2021 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong vòng 6 tháng, chỉ số PMI của Caixin/Markit cho thấy.

Các khu vực khác của châu Á cũng tăng trưởng tốt với hoạt động của các nhà máy được mở rộng ở các quốc gia như Việt Nam, Malaysia và Philippines.

“Các chỉ số PMI sản xuất và dữ liệu thương mại cho thấy ngành công nghiệp tập trung vào xuất khẩu của châu Á đã đạt được động lực vào đầu năm”, nhà kinh tế Alex Holmes tại Capital Economics cho biết.

Theo ông, “mặc dù biến thể Omicron thể hiện một mối đe dọa chính đối với triển vọng, nhưng nó không có khả năng gây gián đoạn cho ngành nhiều như Delta trong quý III/2021”.

Tại Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, hoạt động sản xuất trong tháng 12 năm ngoái đã tăng tháng thứ 11 liên tiếp, trong khi Hàn Quốc cũng chứng kiến ​​các nhà máy trọng điểm của nước này có tốc độ mở rộng nhanh nhất trong 3 tháng, các cuộc khảo sát cho thấy.

Trong một báo cáo, các nhà phân tích của Morgan Stanley bày tỏ kỳ vọng rằng triển vọng xuất khẩu và đầu tư của châu Á sẽ được duy trì nhờ đà phục hồi toàn cầu vẫn tiếp tục và các PMI sản xuất của châu Á sẽ duy trì ở mức vừa phải trong những tháng tới. Đồng thời, các nhà phân tích cũng cho rằng “biến thể Omicron gây ra rủi ro tăng trưởng trong ngắn hạn, nhưng tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao hơn ở châu Á có thể giúp hạn chế thiệt hại đối với tăng trưởng so với những tác động từ làn sóng Delta”.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích
gầu tải là gì? công dụng phổ biến

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top