Nhân viên y tế đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tâm lý do lượng công việc quá tải. Ảnh minh họa: UNICEF/Báo Nhân dân
Theo đó, 33% trong tổng số 1.003 nhân viên y tế tại một bệnh viên ở Deagu được ghi nhận là dễ mắc bệnh trầm cảm. Ngoài ra, 12,5% trong số đó có nguy cơ cao bị rối loạn lo âu.
Khi so sánh trong tổng dân số tại địa phương, tỷ lệ nhân viên y tế mắc bệnh trầm cảm cao hơn 5,9 lần và con số ghi nhận cũng 2,9 lần đối với chứng rối loạn lo âu.
Được biết, thành phố Daegu là nơi xuất hiện đợt dịch COVID-19 lớn đầu tiên sau Trung Quốc, trong đó tình trạng dịch bắt đầu từ cuối tháng 2 và kéo dài đến tháng 3 với hàng trăm ca nhiễm mới ghi nhận hàng ngày.
Sự bùng phát và lây lan hàng loạt của đại dịch nhanh chóng làm cạn kiệt nguồn lực y tế và tăng đột biến khối lượng công việc cho nhân viên y tế trong vòng nhiều tháng.
Bài nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các y tá dễ mắc chứng trầm cảm hơn so với các chuyên gia, bác sĩ khác và những người tiếp xúc gần với các bệnh nhân COVID-19 đối mặt với nguy cơ bị rối loạn tâm thần cao hơn so với những người không tiếp xúc.
Trong số 1.003 người tham gia khảo sát, 14,2% đội ngũ nhân viên y tế làm việc tại các khu vực đảm nhận chữa trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 và 15,2% có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Từ những dữ liệu đưa ra, các chuyên gia nhận định, điều kiện làm việc tốt hơn, cũng như triển khai thêm các chính sách phúc lợi về tinh thần là điều đặc biệt cần thiết để bảo vệ sức khỏe tinh thần của các nhân viên tuyến đầu – những người đóng vai trò quan trọng trong tiến trình kiểm soát và xử lý vấn nạn đại dịch ở Hàn Quốc.
Tính đến 13h07p theo giờ Việt Nam, Hàn Quốc ghi nhận 26.635 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 466 trường hợp tử vong.
Đan Lê (Lược dịch từ Korea Herald & Worldmeters)