Thế giới

Hàn Quốc sẽ đàm phán chặt chẽ với ASEAN về RCEP

ClockThứ Ba, 07/01/2020 14:41
TTH.VN - Hàn Quốc sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ việc ký kết một thỏa thuận thương mại khổng lồ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào cuối năm nay, bằng cách củng cố các mối quan hệ sâu sắc hơn với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

'Việt Nam cần tập trung ưu tiên RCEP trong năm Chủ tịch ASEAN'RCEP thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hàn QuốcRCEP - tình hình và tương lai của hiệp định

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (giữa) tại Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hàn Quốc hồi tháng 11 năm ngoái. Ảnh minh hoạ: Yonhap/TTXVN

Đó là tuyên bố vừa được Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra ngày hôm nay (7/1), trong bối cảnh quốc gia này đang nỗ lực để khôi phục hoạt động xuất khẩu của mình.

Theo Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc, ông Yeo Han-koo, Trưởng đoàn đàm phán của Hàn Quốc dự định sẽ có chuyến thăm đến trụ sở của ASEAN tại Indonesia vào ngày mai (8/1) để gặp Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi.

"Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới sẽ giúp các quốc gia tham gia vượt qua những bất ổn toàn cầu, cũng như chủ nghĩa bảo hộ đang hiện ra", một quan chức của Bộ cho hay.

Trước đó hồi tháng 11/2019, ASEAN và các đối tác đối thoại bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand đã đạt được thỏa thuận về RCEP, với mục tiêu ký kết hiệp định thương mại trong năm nay.

Thỏa thuận trên được đưa ra sau khi các quốc gia tham gia bắt đầu các cuộc đàm phán vào năm 2013 về một hiệp định sẽ tạo ra một khối kinh tế khổng lồ, chiếm 1/2 dân số toàn cầu và 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới.

Ngoài ra, sự tham gia của Ấn Độ vào hiệp định thương mại này sẽ được quyết định trước khi ký kết chính thức vào năm 2020.

Hàn Quốc tuyên bố, họ sẽ tích cực tham gia vào các nỗ lực đang diễn ra để hoàn tất hiệp định thương mại trong năm nay, phù hợp với “Chính sách hướng Nam mới”, nhằm củng cố mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Seoul với các quốc gia Đông Nam Á.

RCEP đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Hàn Quốc, nơi các chuyến hàng đi nước ngoài phải chịu tác động trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc và sự sụt giảm trong ngành công nghiệp chip toàn cầu.

Xuất khẩu của Hàn Quốc đạt 542,4 tỷ USD hồi năm ngoái, giảm 10,3% so với một năm trước đó. Con số này đánh dấu lần đầu tiên trong 10 năm, xuất khẩu thường niên giảm hai chữ số phần trăm.

Thanh Ngân (Lược dịch từ The Korea Herald & Yonhap)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top