Thế giới

Hàn Quốc và Mỹ nỗ lực làm sâu sắc hơn nữa quan hệ song phương

ClockThứ Ba, 15/03/2022 15:22
TTH.VN - Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo cho biết, hai nước Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiếp tục phát triển và mở rộng hợp tác kinh tế bắt nguồn từ hiệp định thương mại tự do song phương (FTA) được thiết lập 10 năm trước, cũng như chiến lược mới của Mỹ về hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.

Thương mại song phương Mỹ - Hàn Quốc tăng gần 70% sau 10 nămIMF cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầuLãnh đạo Hàn Quốc sẽ đến Mỹ bàn về hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầuMỹ dỡ bỏ các hạn chế đi lại với 8 nước châu Phi từ ngày 31/12Hàn Quốc, Triều Tiên nhất trí về chấm dứt chiến tranh Triều Tiên

Hiệp định thương mại tự do song phương Hàn Quốc - Mỹ đã mở rộng hơn 70% quy mô hợp tác thương mại giữa hai nước trong suốt một thập kỷ qua. Ảnh minh họa: Xinhua/VTV News

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Yeo cũng khẳng định FTA Hàn Quốc - Mỹ (KORUS FTA) sẽ giúp các nước “vượt qua mọi cơn bão”.

Cụ thể, phát biểu tại hội thảo do Viện Kinh tế Hàn Quốc và Viện Chính sách Kinh tế Quốc tế Hàn Quốc đồng tổ chức ở Washington, Bộ trưởng Yeo Han-koo nhận định rằng trên thực tế, hiệp định KORUS FTA đã mở rộng hơn 70% quy mô hợp tác thương mại giữa hai nước trong suốt thập kỷ qua, với dòng vốn đầu tư tăng gấp đôi và gấp ba trong mọi hướng.

“Tôi muốn nhấn mạnh rằng KORUS FTA kéo dài một thập kỷ là một yếu tố đã góp phần thay đổi cuộc chơi, về cơ bản đã biến đổi bản chất của quan hệ đối tác Hàn Quốc - Mỹ thành quan hệ đối tác chiến lược và bình đẳng”, hãng tin Yonhap trích lời Bộ trưởng Yeo cho hay.

Được biết, hiện Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yeo Han-koo đang có chuyến thăm đến Mỹ để hội đàm với những người đồng cấp, bao gồm cả Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai.

Theo lãnh đạo phía Hàn Quốc, những thay đổi mạnh mẽ trong môi trường kinh tế toàn cầu sẽ đòi hỏi sự hợp tác tăng cường giữa Hàn Quốc và Mỹ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm chuỗi cung ứng chất bán dẫn. Giờ đây, đã đến lúc phải lên kế hoạch trước cho tương lai của hiệp định KORUS FTA trong 10 năm tới.

Ngoài ra, Bộ trưởng Yeo Han-koo cũng hoan nghênh Khuôn khổ kinh tế mới của Mỹ về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhấn mạnh rằng đây sẽ là nền tảng tốt để hai nước Hàn Quốc và Mỹ xây dựng và mở rộng hợp tác dựa trên những kinh nghiệm và thành công đạt được trong 10 năm qua của KORUS FTA.

Trước mối quan hệ bền chặt, Bộ trưởng Yeo Han-koo cho biết thêm rằng ông hoàn toàn tin tưởng rằng quan hệ đối tác kinh tế song phương của hai nước bắt nguồn từ KORUS FTA sẽ vượt qua mọi cơn bão và đưa nền kinh tế hai nước mở ra một chương mới trong thương mại và đầu tư.

Đan Lê (Lược dịch từ Yonhap News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP. Huế

Để đảm bảo Dự án (DA) Cải thiện môi trường nước TP. Huế được thực hiện đầy đủ các hạng mục theo quy mô đầu tư được duyệt, hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay, UBND tỉnh đã trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư DA với thời gian thực hiện đến ngày 31/12/2025.

Cần thiết điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án cải thiện môi trường nước TP Huế
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững

Ngày 13/12, Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) phối hợp với Viện Nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp Hàn Quốc (KRIVET) tổ chức hội thảo chia sẻ chuyên môn "Phát triển giáo dục nghề nghiệp bền vững: Từ chuyển đổi số đến GDNN xanh".

Hướng đến giáo dục nghề nghiệp xanh và bền vững
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Return to top