Bản đồ thể hiện khu vực có dịch tả lợn châu Phi tại khu vực biên giới Trung-Nga. Ảnh: Bloomberg
Mặc dù bệnh tả lợn đã có mặt ở Nga được 12 năm, nhưng nó chỉ lan truyền tại vùng Viễn Đông trong vài tháng qua. Các nhà chức trách đã thông báo gần 60 ổ dịch lợn rừng và lợn nuôi, hầu hết trong vòng một vài dặm dọc biên giới với Trung Quốc.
Ông Dirk Pfeiffer - Giáo sư thú y và khoa học đời sống tại Đại học Thành phố Hồng Kông cho biết, lợn rừng bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh xuyên biên giới. “Lợn rừng hoang bây giờ rất có khả năng cũng bị nhiễm bệnh ở miền Bắc Trung Quốc”, theo ông Pfeiffer.
Trong khi vùng Viễn Đông chiếm chưa đến 2% tổng số lượng đàn lợn Nga nhưng động vật hoang dã có thể ảnh hưởng đến các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh ở cả hai bên biên giới. Tại Trung Quốc, dịch tả lợn ở châu Phi đã làm giảm gần một nửa đàn lợn đất nước, khiến giá thịt lợn cao kỷ lục và làm rung chuyển ngành công nghiệp trị giá 118 tỷ USD của nước này.
Kinh nghiệm ở châu Âu với bệnh dịch tả lợn ở châu Phi đã chỉ ra rằng một khi bệnh đã lây lan ở lợn hoang dã thì rất khó kiểm soát ở cả lợn hoang và lợn nuôi, ông Andriy Rozstalnyy, một cán bộ y tế động vật thuộc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên Hiệp Quốc tại Rome.
Ông Rozstalnyy cho biết thêm “nạn buôn lậu thịt lợn nhiễm bệnh, chăn nuôi lợn nhỏ lẻ và săn bắn tự phát có thể đóng một vai trò quan trọng” trong việc lây truyền virus bệnh.
Ông Rosselkhoznadzor, nhân viên giám sát an toàn sinh học của Nga, đã kêu gọi các biện pháp mạnh mẽ hơn để bảo vệ lợn nhà khoảng một tháng trước khi virus được tìm thấy trong thịt xúc xích do một người dân Trung Quốc cố gắng buôn lậu qua trạm kiểm soát ở Zabaykalsk, đối diện thị trấn biên giới Trung Quốc - Manzhouli.
Rosselkhoznadzor cho biết việc vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp, sự đi lại của khách du lịch và sự di cư của lợn rừng đều gây ra những rủi ro về bệnh tật.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Bloomberg)