Thế giới

Tả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

ClockThứ Ba, 15/10/2019 08:12
TTH.VN - Với thịt lợn là là loại thịt phổ biến nhất của Trung Quốc, tả lợn châu Phi – dịch bệnh lần đầu tiên tấn công nước này vào năm 2018 đang thực sự trở thành một cuộc khủng hoảng, tờ Bangkok Post ngày 14/10 đưa tin.

Trung Quốc tăng cường hỗ trợ cho nông dân thiệt hại nặng vì dịch ASFHàn Quốc xác nhận trường hợp thứ 9 nhiễm virus tả lợn châu PhiTrung Quốc mua một lượng lớn đậu nành và thịt lợn từ MỹHàn Quốc: Xuất khẩu thịt lợn vẫn ổn định, bất chấp dịch tả lợnSự kiện kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh liên Triều dó nguy cơ bị hủy

Tả lợn châu Phi – Mối đe dọa với châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Ảnh minh họa: Baodautu.vn

Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc có hơn 100 triệu con lợn đã chết, trong đó có hơn một nửa đàn lợn nái, điều này khiến giá thịt lợn tại đây tăng hơn ½ so với thông thường.

Trước tình hình này, chính quyền trung ương Trung Quốc đã phải xuất ra thị trường một trữ lượng thịt đông nhất định nhằm ngăn chặn tình trạng tăng giá và đảm bảo nguồn cung thịt lợn cho người dân trong suốt “Tuần lễ vàng” Quốc khánh Trung Quốc.

Nếu dịch bệnh tiếp tục kéo dài và lây lan với tốc độ như hiện nay, nhiều khả năng đến cuối năm nay, Trung Quốc sẽ tổn thất một nửa trong tổng số đàn lợn nái gần 700 triệu con. Điều này cũng lúc sẽ gây ra ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng lên chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là khi Trung Quốc là nơi cung cấp ½ số lợn trên toàn cầu.

Để lấp đầy khoảng trống đã mất trong chuỗi cung ứng, Trung Quốc đã và đang tăng tốc độ nhập khẩu thịt lợn và nhiều loại thịt khác. Tuy nhiên động thái này lại làm căng thẳng nguồn cung toàn cầu và đẩy giá thịt tăng cao.

Nhìn chung, không chỉ Trung Quốc, dịch tả lợn châu Phi cũng đang lan rộng sang nhiều quốc gia khác. Cụ thể, dịch bệnh đã xuất hiện và lây lan ở Việt Nam, Lào, Myanmar, Campuchia và Philippines. Mặc dù chưa phát hiện trường hợp mắc tả lợn nào, song Thái Lan cũng đang lo ngại dịch bệnh có thể sẽ lây lan đến lãnh thổ nước này bất cứ lúc nào.

Chuẩn bị tốt công tác phòng dịch, chính phủ Thái Lan đã sử dụng một khoản ngân sách trị giá 148,5 triệu Bath để đối phó với tả lợn châu Phi và bảo vệ ngành công nghiệp trong nước. Tuy khoản tiền có thể được coi là lớn, song một khi dịch bệnh xảy ra, thiệt hại có thể lên đến hàng tỷ Bath.

Có thể nói, căn bệnh này được coi là “Ebola lợn”, mức độ nghiêm trọng tồi tệ hơn so với các chủng bệnh trước do hầu như mọi cá thể lợn mắc bệnh đều chết. Giới chuyên gia dự đoán sẽ phải mất rất nhiều năm nữa để kiềm chế dịch bệnh trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung, nhất là khi Đông Nam Á bị chi phối bởi rất nhiều đơn vị chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, khó kiểm soát khả năng lây lan của virus...

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN:
Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN

Hãng tin Jakarta Post dẫn lời nhận định của Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Hou Yanqi rằng nghị quyết về cải cách toàn diện Trung Quốc để thúc đẩy hiện đại hóa không chỉ có tác động sâu sắc đến tương lai của quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội to lớn cho sự phát triển của các nước ASEAN, qua đó mở ra triển vọng lớn hơn cho tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN.

Mở rộng triển vọng tương lai chung của cộng đồng Trung Quốc - ASEAN
Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á

Trên toàn cầu, lĩnh vực y tế chịu trách nhiệm cho khoảng 5% tổng lượng khí thải carbon – cao hơn cả ngành hàng không và vận chuyển. Nếu không được giải quyết, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) dự báo đến năm 2050, lượng khí thải carbon từ lĩnh vực này có thể tăng gấp 3 lần, trong đó một phần lớn bắt nguồn từ châu Á.

Nhiều thách thức trong việc quản lý phát thải y tế ở châu Á
Return to top