Thế giới

Hình dung Liên minh Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ tới

ClockThứ Ba, 01/12/2020 16:14
TTH.VN - Khi năm 2020 sắp kết thúc, các chuyên gia khẳng định rằng cần phải thảo luận về tiềm năng to lớn trong thập kỷ tới đối với thương mại nội khối trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Nikkei Asia: 3 bài học cho châu Á từ các siêu đô thị hàng đầu thế giớiNhững cam kết & mong chờ của thế giớiThủ tướng dự khai mạc Hội nghị thương mại-đầu tư Trung Quốc-ASEANRCEP mang lại hy vọng cho nền kinh tế toàn cầu suy thoáiNếu nhậm chức, chính quyền ông Joe Biden sẽ phải xem xét vai trò của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương

Cần nỗ lực tạo dựng Liên minh Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: TTXVN/Vietnam+

Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), ASEAN và Hiệp hội Hợp tác Khu vực Nam Á (SAARC) đã và đang tạo ra nền tảng cho sự hội nhập kinh tế và hợp tác giữa quốc tế tốt hơn các nền kinh tế châu Á. Được biết, hội nhập vào nền kinh tế thế giới đã chứng minh rằng đây là một công cụ quyền lực cho các nước để phát triển và thịnh vượng. Do đó, sự phát triển của một Liên minh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong thập kỷ tới hoàn toàn có thể hình dung được.

Động lực chính của hội nhập kinh tế

Trong tương lai trung và dài hạn, thương mại quốc tế sẽ chủ yếu được thúc đẩy bởi một số nền kinh tế khổng lồ trong khu vực. Các quốc gia này sẽ cung cấp hoạt động kinh tế lớn hơn cho các quốc gia khác nằm trong khu vực châu Á. Cụ thể, sự liên kết chặt chẽ hơn của các nước lớn trong khu vực sẽ đem lại nhiều lợi ích thương mại cho các quốc gia nhỏ hơn. Từ đó, nền kinh tế tương đối nhỏ trong khu vực sẽ đạt được những lợi ích to lớn thông qua một liên minh kinh tế lớn hơn ở châu Á và có thể phát triển thành một trung tâm khu vực về thương mại và đầu tư.

Hội nhập cho các quốc đảo nhỏ

Với việc bầu cử Mỹ tượng trưng cho sự hợp nhất xã hội và chính trị lớn hơn giữa các cường quốc, thương mại quy mô hơn thông qua các cải cách chính sách khu vực và toàn cầu cũng đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong đó, việc ký kết hiệp định RCEP mới diễn ra gần đây đã mở ra khả năng tiếp cận nhiều hơn đến các nền kinh tế lớn ở châu Á. Cùng với sự hiện diện mạnh mẽ của Ấn Độ với ASEAN, sự hội nhập sâu rộng hơn của các quốc gia châu Á sẽ được hưởng lợi từ các quốc gia nhỏ có vị trí thuận lợi trong các kết nối toàn cầu.

RCEP, ASEAN và SAARC: Hình thành một liên minh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Sự kết nối lớn hơn thông qua thương mại và đầu tư nhờ vào kết quả của các hiệp định đa phương này có thể mở đường phát triển cho một nhóm các nước châu Á, tương tự như của khối Liên minh châu Âu (EU). Về mặt này, sự phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn giữa các nước lớn và nhỏ ở trong và ngoài các khối khu vực sẽ tạo động lực để cải cách chính sách. Tuy nhiên, điều kiện tiên quyết là vẫn cần có những lợi ích chung để có được một sự hợp nhất bền vững lâu dài. Điều quan trọng là phải đảm bảo rằng việc gia tăng thương mại giữa tất cả các quốc gia thành viên không gây tổn hại đến chủ quyền quốc gia.

Khu vực miễn thị thực châu Á – Thái Bình Dương

Một trong những động lực thúc đẩy thương mại và giao lưu, trao đổi giữa các nước trong khu vực kinh tế châu Á – Thái Bình Dương gia tăng là do số lượng người di chuyển trong các khối khu vực ngày càng tăng. Mặc dù hiện tại đã có các thỏa thuận miễn thị thực trong phạm vi ASEAN và SAARC, song những thách thức trong tương lai cũng sẽ đến từ chính hành động cung cấp khả năng đi lại không hạn chế trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương rộng lớn. Để giải quyết vấn đề này, sự dịch chuyển lao động phải dựa trên việc lựa chọn lao động có kỹ năng trung bình đến cao, hơn là lao động có kỹ năng thấp để giảm thiểu tối đa những vấn đề phát sinh.

Hơn nữa, hội nhập kinh tế kết hợp với việc không yêu cầu thị thực làm việc và đi lại đòi hỏi phải có sự thống nhất về chính sách giữa các quốc gia để tạo ra sự hiệp trợ, hiệp lực giữa các nước thành viên Liên minh kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai. Điều này cũng cho phép các chính sách bảo vệ biên giới tương đối cởi mở trong khi vẫn bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Kết hợp với nhiều yếu tố khác như nỗ lực tạo dựng thương mại tự do, một trật tự thế giới chung và hội nhập hơn đang được hình thành. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia nhỏ trong thập kỷ tới. Sự hội nhập kinh tế sâu rộng hơn, cộng thêm tính liên kết giữa các nước đã chứng kiến thương mại tự do phát triển hơn trong toàn khu vực, mặc dù chưa chính thức hóa Hiệp định Thương mại Tự do cho toàn châu Á. Tuy nhiên, những động thái gần đây của các khối trong khu vực đã khiến Liên minh Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương trở thành một mục tiêu có thể đạt được.

Đan Lê (Lược dịch từ Phnom Penh Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Return to top