Thế giới

RCEP mang lại hy vọng cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái

ClockThứ Sáu, 27/11/2020 21:23
TTH - Giữa sự u ám bao trùm do hai cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe, sự ra đời của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là một tia sáng.

RCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn QuốcViệc ký kết hiệp định RCEP là “điểm sáng” trong một năm đầy thử tháchHội nghị Cấp cao ASEAN 37: Sẽ kết thúc đàm phán và ký kết RCEP

RCEP là hy vọng cho nhiều quốc gia sau khủng hoảng kép về kinh tế và sức khỏe. Ảnh minh họa: congthuong.vn

Đối với 10 nước ASEAN và 5 nước đối tác, cùng nhau ký kết RCEP trong hoàn cảnh này là một bước nhảy vọt về niềm tin và sự dũng cảm. Tất nhiên, các quốc gia đều hy vọng, nhóm hợp tác mới này sẽ đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế của đất nước kể từ khi tất cả các quốc gia đều chịu ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng kép, không kể là nhiều hay ít.

Khi các rào cản thương mại được gỡ bỏ, sẽ có một dòng chảy thương mại lớn hơn của hàng hóa và dịch vụ giá cả phải chăng được vận chuyển qua biên giới các nước, kết quả là tăng trưởng kinh tế được nâng cao và xuất hiện nhiều cơ hội cho mục tiêu thịnh vượng chung.

Chính sự ra đời của RCEP là một tuyên bố rằng, các nền kinh tế ở các mức tiến bộ khác nhau không cần phải khuất phục trước các biện pháp chủ nghĩa dân tộc để duy trì độc lập chính trị và chủ quyền nước nhà. Thật vậy, các thỏa thuận đa phương luôn có thể được thực hiện nhằm giúp các thành viên của quan hệ đối tác cùng lúc đạt được các mục tiêu quốc tế và củng cố quyền tự chủ và độc lập của họ.

Ngoài việc đóng góp vào chủ nghĩa khu vực và chủ nghĩa đa phương, RCEP còn có thể mở đường cho việc tái định hướng một cách tích cực cho các quốc gia thành viên, từ đó sẽ tác động đến nền kinh tế toàn cầu và chính trị thế giới. Thông qua RCEP, các quốc gia ASEAN có thể bắt đầu nhận ra rằng, xích lại gần hơn các nước láng giềng Đông Bắc như Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và các nước láng giềng ở Nam Thái Bình Dương như Australia, New Zealand không chỉ đem lại lợi ích về kinh tế mà còn làm sâu sắc hơn ý nghĩa về địa lý và văn hóa vốn chưa được khám phá.

Tuy nhiên, ngay cả khi RCEP mang lại nhiều lợi ích thì các nước thành viên vẫn có những vấn đề chính trị và an ninh lớn mà bản thân các nước thành viên phải đối mặt. Cụ thể, quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nhật Bản và Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam... đều có những bước thăng trầm. Về vấn đề này, bổ nhiệm một tổng thư ký RCEP – người sẽ tập trung vào chương trình nghị sự chính là phát triển các nền kinh tế của khu vực, cũng như nhận thức sâu sắc các khuynh hướng chính trị là điều kiện bắt buộc. Do đó, phải là người am hiểu về các sắc thái văn hóa phức tạp của RCEP, có thể là một nhà lãnh đạo chính trị, ngoại giao đã về hưu.

Đóng vai trò là mỏ neo của nhóm khu vực trong những năm đầu tiên, nhiệm vụ chính của tổng thư ký là đảm bảo RCEP không lúng túng và thất bại. Theo phân tích, thành công của khối RCEP sẽ phụ thuộc vào sự lãnh đạo chung của nhóm. Đây sẽ là tiền đề cơ bản cho sự phát triển của một trật tự kinh tế toàn cầu mới.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1

Ở bên kia thị trấn từ Đường đua Suzuka của Nhật Bản, nơi sẽ tổ chức Giải đua xe F1 Grand Prix vào ngày 7/4 tới đây, nghệ nhân Kenji Tanaka đang hoàn thiện mô hình giấy F1 mới nhất cùng hy vọng sẽ thu hút sự quan tâm của quốc tế đối với một nghề thủ công có tuổi đời hàng thế kỷ.

Nghệ nhân Nhật Bản hy vọng hồi sinh nghề thủ công với F1
OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024

Nền kinh tế toàn cầu năm nay đang trên đà phát triển tốt hơn so với cách đây chỉ cách đây vài tháng nhờ triển vọng lạc quan đối với kinh tế Mỹ, bù đắp cho sự suy yếu của khu vực đồng euro, dự báo mới nhất ngày 5/2 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết. Tuy nhiên, tổ chức này cũng cảnh báo rằng cuộc xung đột ở Trung Đông đang gây ra mối đe dọa cho tăng trưởng toàn cầu vì sự gián đoạn vận chuyển trên Biển Đỏ có thể làm tăng giá tiêu dùng.

OECD nâng dự báo triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2024
Return to top