Chú ý nắm bắt cơ hội, triển khai thực hiện tốt các ưu tiên quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng cho khu vực ASEAN. Ảnh minh họa: AP/TTXVN/Vietnam+
Bên cạnh thách thức liên quan đến sự hạn chế trong tiến trình nhập khẩu dầu khi giá cao hơn, cũng như an ninh lương thực và chuỗi cung ứng mỏng manh của khu vực đang đối mặt với nguy cơ cao do tác động từ xung đột Nga – Ukraine..., có thể kể đến những thách thức khác bao gồm việc tăng lãi suất ở Mỹ có thể gây nhiều tác động đến tình hình lạm phát trong bối cảnh bất ổn vẫn còn gia tăng...
Để duy trì đà phục hồi, khu vực phải cảnh giác và chuẩn bị có các hành động chung nhằm ngăn chặn bất ổn tài chính khu vực. Tăng cường hợp tác khu vực là điều cần thiết để đảm bảo khu vực ASEAN phục hồi mạnh mẽ; cũng như thúc đẩy huy động nguồn lực trong nước và mở rộng quy mô cho tăng trưởng xanh và toàn diện.
Thương mại và đầu tư khu vực mạnh mẽ đã tạo cho ASEAN một vùng đệm tốt trong thời kỳ suy thoái kinh tế và thương mại toàn cầu. Việc đào sâu vào thị trường vốn và trái phiếu nội địa của khu vực cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đang hỗ trợ khu vực về vấn đề này thông qua Sáng kiến Thị trường Trái phiếu châu Á (ABMI).
Những nỗ lực của ASEAN nhằm tăng cường an ninh lương thực và năng lượng thông qua hợp tác khu vực, tăng cường an ninh y tế khu vực và tăng cường cơ chế giám sát dịch bệnh là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro và duy trì tính bền vững cho khu vực.
Một ưu tiên khác là huy động hiệu quả nguồn lực trong nước. Điều này đóng một vai trò thiết yếu để khôi phục tính bền vững tài khóa, từ đó hướng đến mục tiêu duy trì các nỗ lực phục hồi sau đại dịch và cấp vốn để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Có thể nhận định rằng, ASEAN có nhiều khả năng để đạt được sự cải thiện tích cực với thông tin một số thành viên ASEAN đã tăng cường hệ thống quản lý thuế thông qua các giải pháp kỹ thuật số...
Ngoài ra, cần thiết là phải mở rộng đầu tư vào cơ sở hạ tầng chất lượng, thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương đóng góp đến 50% lượng khí thải nhà kính toàn cầu hằng năm và phải thừa nhận rằng cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu thắng hay thua sẽ phụ thuộc vào châu Á – Thái Bình Dương. Tham vọng của ADB là cung cấp 100 tỷ USD tài trợ khí hậu tích lũy từ năm 2019 – 2030, bao gồm 34 tỷ USD cho các dự án thích ứng giúp khu vực đối phó với biến đổi khí hậu.
Nhận xét một cách tổng thể, khi sự phục hồi của ASEAN sau đại dịch COVID-19 đang ở mức cao, các sáng kiến hợp tác khu vực vẫn sẽ là những yếu tố quan trọng để quản lý thách thức ngày càng tăng và nắm bắt cơ hội mới để xây dựng một tương lai vững mạnh hơn.
Hạnh Nhi
(Lược dịch từ Jakarta Post)